Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh hay gặp ở độ tuổi 40-50, bệnh không chỉ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bị bệnh.
Những ai có nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ?
Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người có tính chất công việc phải cúi và sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ với cường độ lao động cao như: Diễn viên xiếc, bác sĩ chuyên khoa răng…Đặc biệt, những người làm nông nghiệp do công việc cấy, gặt, gieo trồng….nên vùng đầu cổ phải cúi lên cúi xuống rất nhiều.
Yếu tố gia đình cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, với những người có người thân từng mắc căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì nguy cơ người đó cũng bị mắc bệnh nhiều hơn những người mà trong gia đình không có người bị bệnh.
Người cao tuổi (do quá trình lão hóa của xương khớp), những người hút thuốc lá, phụ nữ tuổi mãn kinh…cũng là nhóm đối tượng rất hay mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Biểu hiện thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ ở giai đoạn đầu sẽ không thấy có cảm giác khác thường. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: mỏi vùng cổ-vai, đau vùng cổ-gáy, khó xoay đầu và cổ. Triệu chứng đau còn có thể lan sang 1 hoặc 2 vai, đau lan 1 hoặc 2 tay, gây tê và giảm cảm giác các ngón tay. Nặng hơn, người bệnh thường xuyên đau nhức mỏi vùng cổ vai khiến hạn chế các hoạt động sinh hoạt của người bệnh, …
Các biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ nếu nặng có thể dẫn tới các triệu chứng như chèn ép thần kinh gây đau dọc từ cổ xuống vai và cánh tay; chèn ép động mạch đốt sống gây đau đầu, chóng mặt; thậm chí chèn ép tủy gây đau tứ chi, đi lại khó khăn, có thể liệt không vận động được.
Ngoài ra, thoái hóa đốt sống cổ còn gây hội chứng tủy khiến người bệnh đi không vững, cảm giác tê buốt toàn thân, bàn tay và các ngón tay cử động vụng về, liệt chân hoặc tay; đi bộ khó khăn; rối loạn cơ thắt, đái khó, đái són, đái ngắt quãng...
chuabenhkhop.vn
Những ai có nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ?
Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người có tính chất công việc phải cúi và sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ với cường độ lao động cao như: Diễn viên xiếc, bác sĩ chuyên khoa răng…Đặc biệt, những người làm nông nghiệp do công việc cấy, gặt, gieo trồng….nên vùng đầu cổ phải cúi lên cúi xuống rất nhiều.
Yếu tố gia đình cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, với những người có người thân từng mắc căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì nguy cơ người đó cũng bị mắc bệnh nhiều hơn những người mà trong gia đình không có người bị bệnh.
Người cao tuổi (do quá trình lão hóa của xương khớp), những người hút thuốc lá, phụ nữ tuổi mãn kinh…cũng là nhóm đối tượng rất hay mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Biểu hiện thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ ở giai đoạn đầu sẽ không thấy có cảm giác khác thường. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: mỏi vùng cổ-vai, đau vùng cổ-gáy, khó xoay đầu và cổ. Triệu chứng đau còn có thể lan sang 1 hoặc 2 vai, đau lan 1 hoặc 2 tay, gây tê và giảm cảm giác các ngón tay. Nặng hơn, người bệnh thường xuyên đau nhức mỏi vùng cổ vai khiến hạn chế các hoạt động sinh hoạt của người bệnh, …
Các biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ nếu nặng có thể dẫn tới các triệu chứng như chèn ép thần kinh gây đau dọc từ cổ xuống vai và cánh tay; chèn ép động mạch đốt sống gây đau đầu, chóng mặt; thậm chí chèn ép tủy gây đau tứ chi, đi lại khó khăn, có thể liệt không vận động được.
Ngoài ra, thoái hóa đốt sống cổ còn gây hội chứng tủy khiến người bệnh đi không vững, cảm giác tê buốt toàn thân, bàn tay và các ngón tay cử động vụng về, liệt chân hoặc tay; đi bộ khó khăn; rối loạn cơ thắt, đái khó, đái són, đái ngắt quãng...
chuabenhkhop.vn