Ai cũng có thể bị thoái hóa khớp gối và bệnh có thể xảy ra từ lúc 35 tuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng được điều trị đúng, kịp thời. TS.BS Nguyễn Đình Phú - phó giám đốc Bệnh viện Nhân Dân 115, TP.HCM - cho biết như vậy.
Một trong những bệnh nhân bị thoái hóa khớp nặng từ khi còn trẻ đang được điều trị bằng phương pháp chích tế bào gốc của chính bản thân vào khớp gối tại Bệnh viện Nhân Dân 115 là bà Nguyễn Thị Kim Toán (62 tuổi, Đồng Tháp).
Nhiều nguyên nhân
Nguyên nhân thoái hóa khớp gối có rất nhiều. Đầu tiên do chấn thương (thường là do tai nạn giao thông) làm gãy đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày phạm khớp hoặc xương bánh chè. Chấn thương đó có thể làm cho sụn khớp bị tổn thương hoặc do bệnh nhân không được điều trị đúng sau chấn thương, dẫn đến lệch trục khớp gây thoái hóa khớp từ từ. Ngoài ra, người quá mập cũng rất dễ bị thoái hóa khớp gối do trọng lượng cơ thể dồn lên hai khớp gối quá nhiều, mất cân đối khiến sụn khớp quá tải, nhanh hao mòn và hư dần theo thời gian. Theo bác sĩ Phú, một sai lầm mà người béo phì hay mắc phải là họ cứ đi bộ nhiều để giảm béo nhưng việc đi bộ quá nhiều sẽ làm khớp gối bị quá tải nhiều hơn, hư nhanh hơn.
Nguyên nhân nữa là do sử dụng thuốc, trong đó sử dụng thuốc corticoide không đúng cũng có thể gây thoái hóa khớp gối. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như bệnh lý bẩm sinh, do chế độ ăn uống không đủ dưỡng chất cần thiết để giúp túi hoạt dịch tiết ra nhiều chất nhờn, uống rượu bia quá nhiều...
Đến giai đoạn thương tổn mô dưới sụn, hẹp khe khớp (do dịch khớp bên trong đã hao mòn quá nhiều) thì sự cọ xát của các đầu gối khi chịu lực bắt đầu gây đau, đầu gối có thể sưng một phần hoặc toàn khớp gối. Lúc này bệnh nhân đau liên tục, rất khó chịu, đêm nằm cũng nhức, đi lại cũng nhức, lên cầu thang không nổi do tình trạng khô khớp gối. Bệnh nhân đứng lên ngồi xuống rất khó khăn, nghe tiếng kêu cọt kẹt, rột roạt trong khớp. Lâu ngày trục chi bị biến dạng rất nặng, bệnh nhân đi lại rất khó khăn...
Điều trị theo từng giai đoạn bệnh
Ở giai đoạn sớm, thường người bệnh ít đến bác sĩ do đau tự nhiên hết. Qua giai đoạn hai, bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc kháng viêm, giảm đau thông thường và bằng các thuốc có tác dụng làm kích thích mô sụn như glucosamin, chondroitin sulfate. Một trong những thuốc điều trị thoái hóa khớp gối hiện nay ở giai đoạn viêm là sử dụng thuốc corticoid để tiêm vào khớp gối. Đây là thuốc phải được chỉ định bởi thầy thuốc chuyên khoa, có tác dụng chống viêm rất tốt.
Trường hợp khớp gối bị viêm, thoái hóa nặng hơn, bệnh nhân có thể được nội soi khớp để cắt hoạt mạc viêm, rửa khớp gối. Nếu thương tổn khớp gối bị hư nặng, lệch trục, tổn thương dưới sụn..., bệnh nhân sẽ phải thay khớp gối. Tuy nhiên, các phương pháp trên chỉ mang tính chất điều trị triệu chứng nhiều hơn nên hiện nay (trên thế giới cũng như VN) đang thực hiện nhiều công trình nghiên cứu giúp mô sụn khớp được tái tạo và chống viêm hiệu quả bằng phương pháp chích tế bào gốc vào khớp gối trong điều kiện vô trùng. Hiệu quả của phương pháp này thế nào còn phải đợi kết quả nghiên cứu được công bố.
chuabenhkhop.vn
Một trong những bệnh nhân bị thoái hóa khớp nặng từ khi còn trẻ đang được điều trị bằng phương pháp chích tế bào gốc của chính bản thân vào khớp gối tại Bệnh viện Nhân Dân 115 là bà Nguyễn Thị Kim Toán (62 tuổi, Đồng Tháp).
Nhiều nguyên nhân
Nguyên nhân thoái hóa khớp gối có rất nhiều. Đầu tiên do chấn thương (thường là do tai nạn giao thông) làm gãy đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày phạm khớp hoặc xương bánh chè. Chấn thương đó có thể làm cho sụn khớp bị tổn thương hoặc do bệnh nhân không được điều trị đúng sau chấn thương, dẫn đến lệch trục khớp gây thoái hóa khớp từ từ. Ngoài ra, người quá mập cũng rất dễ bị thoái hóa khớp gối do trọng lượng cơ thể dồn lên hai khớp gối quá nhiều, mất cân đối khiến sụn khớp quá tải, nhanh hao mòn và hư dần theo thời gian. Theo bác sĩ Phú, một sai lầm mà người béo phì hay mắc phải là họ cứ đi bộ nhiều để giảm béo nhưng việc đi bộ quá nhiều sẽ làm khớp gối bị quá tải nhiều hơn, hư nhanh hơn.
Nguyên nhân nữa là do sử dụng thuốc, trong đó sử dụng thuốc corticoide không đúng cũng có thể gây thoái hóa khớp gối. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như bệnh lý bẩm sinh, do chế độ ăn uống không đủ dưỡng chất cần thiết để giúp túi hoạt dịch tiết ra nhiều chất nhờn, uống rượu bia quá nhiều...
Đến giai đoạn thương tổn mô dưới sụn, hẹp khe khớp (do dịch khớp bên trong đã hao mòn quá nhiều) thì sự cọ xát của các đầu gối khi chịu lực bắt đầu gây đau, đầu gối có thể sưng một phần hoặc toàn khớp gối. Lúc này bệnh nhân đau liên tục, rất khó chịu, đêm nằm cũng nhức, đi lại cũng nhức, lên cầu thang không nổi do tình trạng khô khớp gối. Bệnh nhân đứng lên ngồi xuống rất khó khăn, nghe tiếng kêu cọt kẹt, rột roạt trong khớp. Lâu ngày trục chi bị biến dạng rất nặng, bệnh nhân đi lại rất khó khăn...
Điều trị theo từng giai đoạn bệnh
Ở giai đoạn sớm, thường người bệnh ít đến bác sĩ do đau tự nhiên hết. Qua giai đoạn hai, bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc kháng viêm, giảm đau thông thường và bằng các thuốc có tác dụng làm kích thích mô sụn như glucosamin, chondroitin sulfate. Một trong những thuốc điều trị thoái hóa khớp gối hiện nay ở giai đoạn viêm là sử dụng thuốc corticoid để tiêm vào khớp gối. Đây là thuốc phải được chỉ định bởi thầy thuốc chuyên khoa, có tác dụng chống viêm rất tốt.
Trường hợp khớp gối bị viêm, thoái hóa nặng hơn, bệnh nhân có thể được nội soi khớp để cắt hoạt mạc viêm, rửa khớp gối. Nếu thương tổn khớp gối bị hư nặng, lệch trục, tổn thương dưới sụn..., bệnh nhân sẽ phải thay khớp gối. Tuy nhiên, các phương pháp trên chỉ mang tính chất điều trị triệu chứng nhiều hơn nên hiện nay (trên thế giới cũng như VN) đang thực hiện nhiều công trình nghiên cứu giúp mô sụn khớp được tái tạo và chống viêm hiệu quả bằng phương pháp chích tế bào gốc vào khớp gối trong điều kiện vô trùng. Hiệu quả của phương pháp này thế nào còn phải đợi kết quả nghiên cứu được công bố.
chuabenhkhop.vn