Thoái hóa khớp là bệnh đang dần trẻ hóa hiện nay do lối sống thụ động như ăn uống không kiểm soát, không vận động thể dục thể thao gây nên các cơ xương không được dẻo dai, đó là một phần gây nên thoái hóa. Điển hình như các bệnh thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối… Nếu bạn quan tâm bệnh thoái hóa khớp nên ăn gì thì hãy xem bài viết dưới đây.
Thoái hóa khớp nên ăn gì?
Vì bản chất thoái hóa khớp chính là sự viêm hình thành tại khớp nối, mục đích điều trị là làm giảm nhẹ quá trình viêm và giảm cơn đau. Bình thường, sụn là một lớp màng mỏng, bề mặt trơn láng giúp cho xương hoạt động co duỗi dễ dàng. Khi bị viêm, phần sụn bị thoái hóa, mỏng đi khiến cho các phần xương giao nhau cọ xát nhiều hơn – đó là nguồn gốc cho các thương tổn dần hình thành : đau nhức, sưng đỏ vùng khớp, lâu dần bị nhiễm trùng vùng khớp nối.
Chế độ ăn có thể giúp hỗ trợ điều này. Mặc dù ăn uống không giúp giải quyếtb triệt để vấn đề nhưng đối với những bệnh nhân thoái hóa khớp, chế độ ăn uống kiêng khem có thể giúp cải thiện tình hình viêm, ổn định cân nặng để giảm áp lực. Do đó, cần lưu ý một số vấn đề sau :
Người thoái hóa khớp có thể ăn thịt lợn, thịt gia cầm (gà, vịt), tôm, cua, đặc biệt là nên ăn cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ vì chúng chứa nhiều acid béo omega-3. Nhiều người quan niệm “ăn gì bổ nấy”, do vậy, để phòng ngừa thoái hóa khớp, họ thường ăn những món ăn nấu từ xương ống hoặc sườn. Về mặt khoa học, nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò và bê có chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những hợp chất tự nhiên trong sụn, có tác dụng giúp sụn chắc khỏe. Ngoài ra, các món ăn nấu từ xương ống hoặc sườn còn có thể bổ sung nguồn canxi quí báu cho cơ thể. Việc ăn các món ăn từ tôm, cá hầm cả xương cũng giúp bổ sung canxi. Người thoái hóa khớp nên ăn đầy đủ các loại ngũ cốc. Ngoài ra, đậu nành, rau xanh, hạt mầm có đặc tính chống bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch, kháng ôxy hóa. Tăng cường ăn đu đủ, dứa, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố C, hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm. Đặc biệt hiện nay, người ta đã phát hiện được tác dụng chữa thoái hóa khớp của quả bơ kết hợp với đậu nành.
Có nhiều loại nấm rất có ích cho sức khỏe người cao tuổi. Các món ăn chế từ nấm như canh nấm đông cô, lẩu nấm, nấm hương xào thập cẩm rất được ưa chuộng. Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch… là các bệnh thường hay kèm theo người cao tuổi. Mộc nhĩ có tác dụng hạ huyết áp, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch. Việc ứng dụng chế tiết dinh dưỡng và chế độ ăn uống hợp lý trong điều trị các bệnh viêm xương khớp có một ý nghĩa quan trọng, nó sẽ giúp người bị viêm đau khớp giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh mang lại, ngoài ra, người bệnh cũng nên duy trì vận động nhẹ nhàng và liên tục, kiểm soát cân nặng để tránh những áp lực tới khớp xương, giúp việc điều trị đạt hiệu quả hơn.
chuabenhkhop.vn
Thoái hóa khớp nên ăn gì?
Vì bản chất thoái hóa khớp chính là sự viêm hình thành tại khớp nối, mục đích điều trị là làm giảm nhẹ quá trình viêm và giảm cơn đau. Bình thường, sụn là một lớp màng mỏng, bề mặt trơn láng giúp cho xương hoạt động co duỗi dễ dàng. Khi bị viêm, phần sụn bị thoái hóa, mỏng đi khiến cho các phần xương giao nhau cọ xát nhiều hơn – đó là nguồn gốc cho các thương tổn dần hình thành : đau nhức, sưng đỏ vùng khớp, lâu dần bị nhiễm trùng vùng khớp nối.
Chế độ ăn có thể giúp hỗ trợ điều này. Mặc dù ăn uống không giúp giải quyếtb triệt để vấn đề nhưng đối với những bệnh nhân thoái hóa khớp, chế độ ăn uống kiêng khem có thể giúp cải thiện tình hình viêm, ổn định cân nặng để giảm áp lực. Do đó, cần lưu ý một số vấn đề sau :
Người thoái hóa khớp có thể ăn thịt lợn, thịt gia cầm (gà, vịt), tôm, cua, đặc biệt là nên ăn cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ vì chúng chứa nhiều acid béo omega-3. Nhiều người quan niệm “ăn gì bổ nấy”, do vậy, để phòng ngừa thoái hóa khớp, họ thường ăn những món ăn nấu từ xương ống hoặc sườn. Về mặt khoa học, nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò và bê có chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những hợp chất tự nhiên trong sụn, có tác dụng giúp sụn chắc khỏe. Ngoài ra, các món ăn nấu từ xương ống hoặc sườn còn có thể bổ sung nguồn canxi quí báu cho cơ thể. Việc ăn các món ăn từ tôm, cá hầm cả xương cũng giúp bổ sung canxi. Người thoái hóa khớp nên ăn đầy đủ các loại ngũ cốc. Ngoài ra, đậu nành, rau xanh, hạt mầm có đặc tính chống bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch, kháng ôxy hóa. Tăng cường ăn đu đủ, dứa, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố C, hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm. Đặc biệt hiện nay, người ta đã phát hiện được tác dụng chữa thoái hóa khớp của quả bơ kết hợp với đậu nành.
Có nhiều loại nấm rất có ích cho sức khỏe người cao tuổi. Các món ăn chế từ nấm như canh nấm đông cô, lẩu nấm, nấm hương xào thập cẩm rất được ưa chuộng. Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch… là các bệnh thường hay kèm theo người cao tuổi. Mộc nhĩ có tác dụng hạ huyết áp, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch. Việc ứng dụng chế tiết dinh dưỡng và chế độ ăn uống hợp lý trong điều trị các bệnh viêm xương khớp có một ý nghĩa quan trọng, nó sẽ giúp người bị viêm đau khớp giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh mang lại, ngoài ra, người bệnh cũng nên duy trì vận động nhẹ nhàng và liên tục, kiểm soát cân nặng để tránh những áp lực tới khớp xương, giúp việc điều trị đạt hiệu quả hơn.
chuabenhkhop.vn