Theo các bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám đa khoa 59 Khương Trung cho biết: Khối thai nằm ngoài tử cung sẽ khó có thể phát triển thành thai bình thường, đủ ngày đủ tháng được vì không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho thai phát triển. Khối thai sẽ vỡ ra và chảy máu, thời điểm sớm hay muộn tùy thuộc vào vị trí của khối thai. Vì vậy, nguyên tắc điều trị là phải làm sao lấy đi khối thai, hoặc làm cho khối thai không tiếp tục phát triển sai vị trí và tự tiêu biến đi. Ngoài ra, còn phải tùy theo tình trạng mất máu của người bệnh để có những xử trí cấp cứu kịp thời và đúng cách (như truyền máu).
Các phương pháp điều trị thai ngoài tử cung hiện nay:
Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật): nhằm lấy đi khối thai, có thể gồm mổ bụng hở hay mổ qua nội soi. Phẫu thuật nội soi là mở một vài lỗ nhỏ ở thành bụng, đưa dụng cụ phẫu thuật vào và qua các dụng cụ này sẽ thực hiện các thao tác để lấy khối thai. Phẫu thuật nội soi cần nhiều điều kiện về kỹ thuật, trang bị, nhân sự, nhưng có lợi cho bệnh nhân nhiều hơn vì sẽ ít gây dính vùng bụng sau mổ hơn là mổ bụng hở. Tuy nhiên, khi khối thai đã vỡ, hay khi có quá nhiều máu trong ổ bụng, không thể tiến hành mổ nội soi được thì buộc phải mổ hở. Điều trị phẫu thuật là cách điều trị chủ yếu từ trước tới nay.
Điều trị nội khoa (dùng thuốc): dùng một chất gây độc tế bào tiêm vào cơ thể hay vào khối thai, mục đích làm chết các tế bào của khối thai.
Chất hiện đang được dùng là Methotrexate, là một chất cạnh tranh với acid folic (là thành phần quan trọng trong chu trình làm việc và tăng trưởng của tế bào, giúp tế bào sinh sôi và phát triển). Methotrexate cũng là một trong những thuốc được dùng để điều trị ung thư. Tại Mỹ, thuốc đã được dùng từ những năm 1950 trong điều trị ung thư, và từ những năm 1980 trong điều trị thai ngoài tử cung.
Có nhiều cách dùng thuốc: chích thuốc vào bắp cơ một lần duy nhất, hoặc nhiều lần, hoặc chích thẳng vào khối thai. Thuốc gây ra một số tác dụng phụ như viêm dạ dày, viêm da, ảnh hưởng gan, tuy nhiên, trong trường hợp điều trị thai ngoài tử cung, do liều dùng thấp, nên hầu như các tác dụng này không đáng ngại (thông thường, với một liều chích vào mạch máu, sau 24 giờ, 90% thuốc đã được thải qua đường thận). Sau khi tiêm thuốc, bệnh nhân được theo dõi để đánh giá tình trạng khối thai, thời gian này kéo dài hơn so với điều trị phẫu thuật (từ 3-4 tuần). Cũng có khi khối thai vẫn tiếp tục phát triển sau dùng thuốc, buộc phải chuyển sang phẫu thuật.
Cách điều trị này được áp dụng tại các bệnh viện chuyên khoa sản trong vòng 10 năm trở lại đây. Cách sử dụng thuốc phổ biến hiện nay là dùng Methotrexate 1 liều, tiêm bắp, có thể lặp lại tối đa 3 liều. Những trường hợp thai ngoài tử cung chưa vỡ, kích thước dưới 3cm, tim thai chưa có hoạt động, thường được chọn lựa cho điều trị bằng thuốc. Theo dõi sau đó bao gồm theo dõi tình trạng đau trên lâm sàng và trên siêu âm không thấy có tình trạng dịch ổ bụng do khối thai bị rạn nứt hay vỡ, diễn tiến nhỏ dần của khối thai và theo dõi trên xét nghiệm máu, đánh giá sự giảm dần nồng độ Beta HCG, là một chất do nhau thai tiết ra, chứng tỏ nhau thai đã bị thoái hoá dần dần. Bệnh nhân được yêu cầu không có thai ít nhất là 2 tháng sau điều trị nội khoa.
Điều trị bảo tồn hay không bảo tồn: là có giữ lại được vòi trứng hay không. Khi khối thai đã vỡ thì thường phải cắt bỏ vòi trứng. Nếu bệnh nhân chỉ còn lại một bên vòi trứng thì vẫn còn khả năng có thai. Tuy nhiên, nếu lần sau vẫn bị thai ngoài tử cung, thì có nhiều khả năng sẽ mất cả vòi trứng còn lại. Do đó, khi khối thai chưa vỡ, người ta thường đặt vấn đề bảo tồn vòi trứng, đặc biệt trên người chưa đủ con. Phẫu thuật lúc này sẽ là mở vòi trứng, lấy khối thai và cầm máu. Cũng có khả năng tái phát thai ngoài tử cung ngay trên chỗ mở vòi trứng, nhưng dù sao, bệnh nhân vẫn giữ được vòi trứng thì khả năng có thai sẽ vẫn tốt hơn là chỉ còn một bên vòi trứng. Có thể thực hiện bảo tồn qua mổ nội soi hay mổ bụng hở. Còn khi điều trị nội khoa thành công thì đương nhiên giữ lại được vòi trứng, hơn nữa, khả năng tái phát trên vòi trứng nếu điều trị nội khoa sẽ thấp hơn khi phẫu thuật.
Điều trị tại chỗ: dùng thuốc hay một số chất đặc biệt tiêm thằng vào khối thai, mục đích làm cho tế bào nhau và thai chết đi, có thể dùng Methotrexate, dung dịch đường ưu trương, Clorua kali … Tuy nhiên, đây là cách điều trị không phổ biến, chỉ sử dụng trong một vài trường hợp hạn hữu.
Việc lựa chọn các phương pháp điều trị tuỳ thuộc vào:
- Khối thai to hay nhỏ, đã vỡ hay chưa vỡ
- Tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, khả năng kinh tế, sự thông hiểu của bệnh nhân (nhất là khi điều trị nội khoa: cần sự kiên trì theo dõi, tái khám nhiều lần và chấp nhận có thể thất bại phải chuyển sang phẫu thuật)
- Tình trạng của cơ sở y tế, có trang thiết bị và nhân sự được đào tạo.
Trên đây các bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám đa khoa 59 Khương Trung đã giải thích phương pháp điều trị chửa ngoài tử cung. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về vấn đề sức khỏe bạn hãy gọi điện tới số 0438 288 288 để nhận được sự tư vấn miễn phí của các chuyên gia tư vấn.
Các phương pháp điều trị thai ngoài tử cung hiện nay:
Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật): nhằm lấy đi khối thai, có thể gồm mổ bụng hở hay mổ qua nội soi. Phẫu thuật nội soi là mở một vài lỗ nhỏ ở thành bụng, đưa dụng cụ phẫu thuật vào và qua các dụng cụ này sẽ thực hiện các thao tác để lấy khối thai. Phẫu thuật nội soi cần nhiều điều kiện về kỹ thuật, trang bị, nhân sự, nhưng có lợi cho bệnh nhân nhiều hơn vì sẽ ít gây dính vùng bụng sau mổ hơn là mổ bụng hở. Tuy nhiên, khi khối thai đã vỡ, hay khi có quá nhiều máu trong ổ bụng, không thể tiến hành mổ nội soi được thì buộc phải mổ hở. Điều trị phẫu thuật là cách điều trị chủ yếu từ trước tới nay.
Điều trị nội khoa (dùng thuốc): dùng một chất gây độc tế bào tiêm vào cơ thể hay vào khối thai, mục đích làm chết các tế bào của khối thai.
Chất hiện đang được dùng là Methotrexate, là một chất cạnh tranh với acid folic (là thành phần quan trọng trong chu trình làm việc và tăng trưởng của tế bào, giúp tế bào sinh sôi và phát triển). Methotrexate cũng là một trong những thuốc được dùng để điều trị ung thư. Tại Mỹ, thuốc đã được dùng từ những năm 1950 trong điều trị ung thư, và từ những năm 1980 trong điều trị thai ngoài tử cung.
Có nhiều cách dùng thuốc: chích thuốc vào bắp cơ một lần duy nhất, hoặc nhiều lần, hoặc chích thẳng vào khối thai. Thuốc gây ra một số tác dụng phụ như viêm dạ dày, viêm da, ảnh hưởng gan, tuy nhiên, trong trường hợp điều trị thai ngoài tử cung, do liều dùng thấp, nên hầu như các tác dụng này không đáng ngại (thông thường, với một liều chích vào mạch máu, sau 24 giờ, 90% thuốc đã được thải qua đường thận). Sau khi tiêm thuốc, bệnh nhân được theo dõi để đánh giá tình trạng khối thai, thời gian này kéo dài hơn so với điều trị phẫu thuật (từ 3-4 tuần). Cũng có khi khối thai vẫn tiếp tục phát triển sau dùng thuốc, buộc phải chuyển sang phẫu thuật.
Cách điều trị này được áp dụng tại các bệnh viện chuyên khoa sản trong vòng 10 năm trở lại đây. Cách sử dụng thuốc phổ biến hiện nay là dùng Methotrexate 1 liều, tiêm bắp, có thể lặp lại tối đa 3 liều. Những trường hợp thai ngoài tử cung chưa vỡ, kích thước dưới 3cm, tim thai chưa có hoạt động, thường được chọn lựa cho điều trị bằng thuốc. Theo dõi sau đó bao gồm theo dõi tình trạng đau trên lâm sàng và trên siêu âm không thấy có tình trạng dịch ổ bụng do khối thai bị rạn nứt hay vỡ, diễn tiến nhỏ dần của khối thai và theo dõi trên xét nghiệm máu, đánh giá sự giảm dần nồng độ Beta HCG, là một chất do nhau thai tiết ra, chứng tỏ nhau thai đã bị thoái hoá dần dần. Bệnh nhân được yêu cầu không có thai ít nhất là 2 tháng sau điều trị nội khoa.
Điều trị bảo tồn hay không bảo tồn: là có giữ lại được vòi trứng hay không. Khi khối thai đã vỡ thì thường phải cắt bỏ vòi trứng. Nếu bệnh nhân chỉ còn lại một bên vòi trứng thì vẫn còn khả năng có thai. Tuy nhiên, nếu lần sau vẫn bị thai ngoài tử cung, thì có nhiều khả năng sẽ mất cả vòi trứng còn lại. Do đó, khi khối thai chưa vỡ, người ta thường đặt vấn đề bảo tồn vòi trứng, đặc biệt trên người chưa đủ con. Phẫu thuật lúc này sẽ là mở vòi trứng, lấy khối thai và cầm máu. Cũng có khả năng tái phát thai ngoài tử cung ngay trên chỗ mở vòi trứng, nhưng dù sao, bệnh nhân vẫn giữ được vòi trứng thì khả năng có thai sẽ vẫn tốt hơn là chỉ còn một bên vòi trứng. Có thể thực hiện bảo tồn qua mổ nội soi hay mổ bụng hở. Còn khi điều trị nội khoa thành công thì đương nhiên giữ lại được vòi trứng, hơn nữa, khả năng tái phát trên vòi trứng nếu điều trị nội khoa sẽ thấp hơn khi phẫu thuật.
Điều trị tại chỗ: dùng thuốc hay một số chất đặc biệt tiêm thằng vào khối thai, mục đích làm cho tế bào nhau và thai chết đi, có thể dùng Methotrexate, dung dịch đường ưu trương, Clorua kali … Tuy nhiên, đây là cách điều trị không phổ biến, chỉ sử dụng trong một vài trường hợp hạn hữu.
Việc lựa chọn các phương pháp điều trị tuỳ thuộc vào:
- Khối thai to hay nhỏ, đã vỡ hay chưa vỡ
- Tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, khả năng kinh tế, sự thông hiểu của bệnh nhân (nhất là khi điều trị nội khoa: cần sự kiên trì theo dõi, tái khám nhiều lần và chấp nhận có thể thất bại phải chuyển sang phẫu thuật)
- Tình trạng của cơ sở y tế, có trang thiết bị và nhân sự được đào tạo.
Trên đây các bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám đa khoa 59 Khương Trung đã giải thích phương pháp điều trị chửa ngoài tử cung. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về vấn đề sức khỏe bạn hãy gọi điện tới số 0438 288 288 để nhận được sự tư vấn miễn phí của các chuyên gia tư vấn.