Những vấn đề còn tranh cãi về hôn nhân đồng tính

Xinh

Nhớ!
Thành viên VIP
User ID
9
Tham gia
30 Tháng sáu 2012
Bài viết
4,597
Điểm tương tác
15
Tuổi
29
Địa chỉ
Việt Nam
Đồng
270,651
(Nguoiduatin.vn) - Đã đến lúc, vấn đề có nên công nhận kết hôn đồng tính vào Luật hay không cần phải được xem xét hết sức nghiêm túc.
Mới đây, Bộ Tư pháp đã trưng cầu ý kiến để sửa đổi Luật hôn nhân và Gia đình năm 2000. Trong đó, nội dung vẫn gây tranh cãi nhiều là có nên công nhận hôn nhân giữa những người đồng giới. Một số ý kiến đưa ra quan điểm rằng, phải công nhận quyền kết hôn của những người đồng tính để hài hòa xã hội. Thực tế cho thấy, những người đồng tính ngày càng có xu thế mở rộng với nhu cầu được kết hôn và chung sống với nhau ngày càng tăng.
nguoiduatin-images638849GSNguyenMinhThuyetnoiv.jpg

GS. TS Nguyễn Minh Thuyết
Trao đổi với PV Người đưa tin, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Đại biểu Quốc hội cho hay, ông rất hoan nghênh trước việc Bộ Tư pháp trưng cầu ý kiến về việc sửa đổi luật theo hướng công nhân kết hôn với người đồng tính. “Thực tế xã hội rất nhiều cặp đồng tính đã vượt qua rào cản xã hội và sinh sống với nhau. Tại sao chúng ta không có cái nhìn cởi mở hơn về vấn đề này. Bởi, người đồng tình cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc chứ. Theo tôi, vấn đề này phải xem xét hết sức nghiêm túc và phải xin ý kiến từ các tổ chức nghiên cứu và tiếp thu kinh nghiệm từ các nước trên thế giới”, GS Nguyễn Minh Thuyết bày tỏ.
Cùng trao đổi về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, trưởng văn phòng Luật sư Đức Thịnh (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho hay: Pháp luật Việt Nam đã có Luật cấm người cùng giới đăng ký kết hôn nhưng thực tế ngày càng nhiều người đồng tính muốn lập gia đình và làm đám cưới công khai. Xét thấy Luật Hôn nhân và Gia đình hiện còn nhiều bất cập nên mới đây Bộ Tư pháp đã trưng cầu ý kiến để sửa đổi. Cụ thể, trong công văn số 3460/BTP-PLDSLT gửi các ban, ngành, đoàn thể xã hội, Bộ Tư pháp cho biết: Mặc dù trên thế giới đã có một số nước và vùng lãnh thổ hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính nhưng ở Việt Nam đây vẫn là một vấn đề nhạy cảm và còn nhiều quan điểm trái ngược. Hiện, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 vẫn nghiêm cấm những người cùng giới tính kết hôn với nhau (khoản 5, điều 10).
Bày tỏ quan điểm của mình, LS Tiến chia sẻ: “Theo tôi, không nên công nhận đám cưới đồng tính. Bởi, trong xã hội, con người sinh ra, lớn lên và xây dựng mái ấm gia đình từ một nam, một nữ. Nó thể hiện sự xây dựng hạnh phúc và duy trì nòi giống. Vì chắc chắn rằng hai người nam hay hai người nữ kết hôn, sinh sống với nhau thì không có thiên chức sinh sản như bình thường. Hơn nữa, từ trước đến nay, Việt Nam không bao giờ công nhận hôn nhân đồng tính”.
Một cuộc hôn nhân đồng tính ở một góc độ nào đó là sự ích kỷ của hai người trong cuộc đối với xã hội này. Bởi hôn nhân là sự gắn kết thiêng liêng của hai người tự nguyện chung sống với nhau, họ yêu thương nhau và lấy nhau là điều bình thường nhưng hôn nhân còn có một nghĩa vụ đối với xã hội là tạo ra thế hệ tiếp theo cho xã hội. Hôn nhân đồng giới chỉ làm thỏa mãn hai người trong cuộc chứ chẳng hề giúp ích gì cho xã hội, cho đất nước cả. Nhiều người cho rằng, nếu pháp luật không thừa nhận hôn nhân của người đồng tính thì phải có cơ chế pháp lý để điều chỉnh các hậu quả về nhân thân, tài sản và con cái của những người cùng giới tính.
Theo Luật sư Tiến, những người đồng tính sinh sống với nhau và nếu có sự phân chia tài sản sau này thì có thể áp dụng theo Bộ luật Dân sự chứ không thể áp dụng theo điều 27 của Bộ luật Hôn nhân và Gia đình. Thứ nhất, những người đồng tính không được công nhận kết hôn thì không phải xử ly hôn. Thứ hai, những người đồng tính không có khả năng sinh sản con cái nên không có thế hệ sau để kế tục nòi giống và thừa hưởng tài sản. Còn về phân chia tài sản chung cho hai người thì điều này Bộ luật Dân sự đã quy định rất rõ trên cơ sở ai đóng góp nhiều vào tài sản chung thì sẽ được hưởng nhiều hơn.
Ông Nguyễn Huy Quang, vụ phó Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) lại cho rằng: Cần sửa đổi Luật hôn nhân gia đình theo hướng cởi mở hơn khi nhìn nhận hôn nhân giữa những người đồng giới. “Nhu cầu được xây dựng hạnh phúc của những người thuộc giới tính thứ ba cũng là chính đáng và cần được tôn trọng. Việc Nhà nước thừa nhận hôn nhân của người đồng tính chính là khẳng định quyền được hưởng hạnh phúc gia đình, qua đó góp phần làm thay đổi nhận thức và giảm sự kỳ thị của xã hội với một nhóm người này”, ông Quang chia sẻ.
Về vấn đề hôn nhân người đồng tính, ông Nguyễn Am Hiểu - Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế* (Bộ Tư pháp) cho rằng, hôn nhân đồng giới đang được dư luận rất quan tâm. Trên các diễn đàn đang bàn luận rất nhiều về vấn đề này. Trên thế giới, xu hướng công nhận nhiều hơn. Bộ Tư Pháp ghi nhận những ý kiến của các chuyên gia và trình Bộ trưởng trong thời gian sớm nhất để có cơ sở báo cáo Quốc hội.


[TD="class: c6"]Theo một khảo sát nhanh trên các diễn đàn của người đồng tính nam và nữ thì có 4,2% người đồng tính mong muốn luật pháp Việt Nam sẽ thừa nhận quan hệ chung sống không cần đăng ký, 24,7% mong muốn luật pháp Việt Nam sẽ thừa nhận quan hệ chung sống có đăng ký; và đặc biệt có đến 71,1% người đồng tính mong muốn luật pháp Việt Nam thừa nhận hôn nhân đồng tính.


Cao Tuân
p-89EKCgBk8MZdE.gif
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom