Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản gửi các tổ chức phát hành thẻ để thông báo thủ đoạn mới của tội phạm sử dụng thẻ tín dụng. Theo báo điện tử Chính phủ, hiện một số người nước ngoài cấu kết với người trong nước tổ chức thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nhiều chủ thẻ tín dụng người nước ngoài thông qua các hoạt động ngân hàng.
[TD="class: Image"]Một số thẻ tín dụng giả bị cảnh sát công nghệ cao Hà Nội thu được trong một đường dây phạm tội. Ảnh: Thái Thịnh.
Cụ thể, thủ đoạn của nhóm này là, người nước ngoài vào Việt Nam mang theo thiết bị chuyên dụng và phần mềm đọc, in dữ liệu lên thẻ từ, sau đó móc nối với một số đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ thông qua thiết bị POS (các máy chấp nhận thanh toán thẻ) và giao dịch thanh toán khống hàng hóa để rút tiền mặt.
Chúng sử dụng trái phép rất nhiều thông tin thẻ tín dụng để in làm giả thẻ và quẹt ngay thẻ qua POS liên tục trong thời gian ngắn để chiếm đoạt số tiền lớn. Hoạt động này diễn ra từ 12 - 17h và 20 - 23h hàng ngày, và mỗi giao dịch cách nhau 20 - 30 giây.
Ngân hàng nhà nước nhận định, đây là thủ đoạn mới của tội phạm sử dụng công nghệ cao, đã và đang xâm nhập vào Việt Nam, gây thiệt hại về tài sản của các chủ thẻ tín dụng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thanh toán điện tử cũng như thương hiệu và uy tín của nhiều ngân hàng thương mại trong nước.
Phía ngân hàng cho rằng, để phòng ngừa và ngăn chặn hiệu quả, các tổ chức thanh toán thẻ có biện pháp rà soát lại những giao dịch thanh toán đáng ngờ qua POS. Trong đó, cần chú ý đến những đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ có số lượng giao dịch liên tục với nhiều thẻ khác nhau vào thời gian bất thường trong ngày, hoặc trường hợp doanh số tăng đột biến, thiếu chứng từ chứng minh cung cấp hàng hóa, dịch vụ hợp lệ.
Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) thừa nhận, những năm gần đây cùng với sự gia tăng của tội phạm sử dụng công nghệ cao trên thế giới, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao ở Việt Nam cũng phức tạp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. "Riêng vụ lừa đảo qua mạng Internet dưới hình thức kinh doanh đa cấp tại Hà Nội có khoảng 87.000 lượt người bị lừa đảo với số tiền lên đến hơn 670 tỷ", tướng Vĩnh nói.
Tổng cục trưởng cho biết thủ đoạn phạm tội chủ yếu ở 5 dạng, lắp đặt thiết bị tại máy ATM để sao chép, trộm cắp dữ liệu, thông tin thẻ tín dụng, sau đó làm giả thẻ để rút tiền; người nước ngoài sử dụng thẻ tín dụng giả để mua hàng hóa hoặc thanh toán các loại dịch vụ tại Việt Nam; nhân viên ngân hàng sau khi thôi việc đã dùng tài khoản (được cấp trong thời gian làm việc) để trộm cắp, thay đổi thông tin trong hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm rút và chiếm đoạt tiền; sử dụng trái phép thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài để mua hàng hóa, vé máy bay, thanh toán các loại dịch vụ qua mạng Internet và lập các website sàn giao dịch thương mại điện tử để lừa đảo để huy động vốn dưới dạng kinh doanh đa cấp nhằm chiếm đoạt tài sản.
Để đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này, cơ quan chức năng có nhiệm vụ phòng chống tội phạm tập trung vào một số giải pháp như xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để xử lý; tăng cường ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, từng bước trang bị hiện đại và ưu tiên nhân lực có trình độ cho lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cũng như mở rộng hợp tác quốc tế tranh thủ kinh nghiệm và sự giúp đỡ về kỹ thuật của các nước trên thế giới.
Thái Thịnh
[TD="class: Image"]Một số thẻ tín dụng giả bị cảnh sát công nghệ cao Hà Nội thu được trong một đường dây phạm tội. Ảnh: Thái Thịnh.
Cụ thể, thủ đoạn của nhóm này là, người nước ngoài vào Việt Nam mang theo thiết bị chuyên dụng và phần mềm đọc, in dữ liệu lên thẻ từ, sau đó móc nối với một số đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ thông qua thiết bị POS (các máy chấp nhận thanh toán thẻ) và giao dịch thanh toán khống hàng hóa để rút tiền mặt.
Chúng sử dụng trái phép rất nhiều thông tin thẻ tín dụng để in làm giả thẻ và quẹt ngay thẻ qua POS liên tục trong thời gian ngắn để chiếm đoạt số tiền lớn. Hoạt động này diễn ra từ 12 - 17h và 20 - 23h hàng ngày, và mỗi giao dịch cách nhau 20 - 30 giây.
Ngân hàng nhà nước nhận định, đây là thủ đoạn mới của tội phạm sử dụng công nghệ cao, đã và đang xâm nhập vào Việt Nam, gây thiệt hại về tài sản của các chủ thẻ tín dụng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thanh toán điện tử cũng như thương hiệu và uy tín của nhiều ngân hàng thương mại trong nước.
Phía ngân hàng cho rằng, để phòng ngừa và ngăn chặn hiệu quả, các tổ chức thanh toán thẻ có biện pháp rà soát lại những giao dịch thanh toán đáng ngờ qua POS. Trong đó, cần chú ý đến những đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ có số lượng giao dịch liên tục với nhiều thẻ khác nhau vào thời gian bất thường trong ngày, hoặc trường hợp doanh số tăng đột biến, thiếu chứng từ chứng minh cung cấp hàng hóa, dịch vụ hợp lệ.
Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) thừa nhận, những năm gần đây cùng với sự gia tăng của tội phạm sử dụng công nghệ cao trên thế giới, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao ở Việt Nam cũng phức tạp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. "Riêng vụ lừa đảo qua mạng Internet dưới hình thức kinh doanh đa cấp tại Hà Nội có khoảng 87.000 lượt người bị lừa đảo với số tiền lên đến hơn 670 tỷ", tướng Vĩnh nói.
Tổng cục trưởng cho biết thủ đoạn phạm tội chủ yếu ở 5 dạng, lắp đặt thiết bị tại máy ATM để sao chép, trộm cắp dữ liệu, thông tin thẻ tín dụng, sau đó làm giả thẻ để rút tiền; người nước ngoài sử dụng thẻ tín dụng giả để mua hàng hóa hoặc thanh toán các loại dịch vụ tại Việt Nam; nhân viên ngân hàng sau khi thôi việc đã dùng tài khoản (được cấp trong thời gian làm việc) để trộm cắp, thay đổi thông tin trong hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm rút và chiếm đoạt tiền; sử dụng trái phép thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài để mua hàng hóa, vé máy bay, thanh toán các loại dịch vụ qua mạng Internet và lập các website sàn giao dịch thương mại điện tử để lừa đảo để huy động vốn dưới dạng kinh doanh đa cấp nhằm chiếm đoạt tài sản.
Để đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này, cơ quan chức năng có nhiệm vụ phòng chống tội phạm tập trung vào một số giải pháp như xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để xử lý; tăng cường ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, từng bước trang bị hiện đại và ưu tiên nhân lực có trình độ cho lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cũng như mở rộng hợp tác quốc tế tranh thủ kinh nghiệm và sự giúp đỡ về kỹ thuật của các nước trên thế giới.
Thái Thịnh