Thai kỳ có mối tương quan đặc biệt với bệnh suy giãn tĩnh mạch. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tỉ lệ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân tăng đáng kể ở những phụ nữ đã mang thai.
thông tin về tình trạng giãn tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai, BS Phương Mai - bệnh viện Trưng Vương (Tp. Hồ Chí Minh) cho biết, giãn tĩnh mạch chân thường được phát hiện ở lần mang thai đầu tiên và rất hiếm khi được tìm thấy trong giai đoạn trước khi dậy thì. Nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ có gần 10% phụ nữ bị suy giãn tĩnh mạch là chưa mang thai trước đó, số còn lại 90% xảy ra trên những phụ nữ đã từng có bầu.
Lý giải về tình trạng này, Bác sĩ Phương Mai cho biết, các khảo sát thường đặt ra 2 giả thuyết về sự liên quan giữa thai kỳ và bệnh suy giãn tĩnh mạch: Tĩnh mạch giãn ra là do tử cung to ra chèn ép các tĩnh mạch từ phía trên bụng gây cản trở dòng máu tĩnh mạch về tim, hoặc do sự thay đổi về nội tiết tố của người mẹ trong quá trình mang bầu.
Các khảo sát cho thấy có đến 70-80% số phụ nữ mang thai phát hiện tình trạng giãn tĩnh mạch chân trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, trong thời kỳ này tử cung chỉ hơi to so với bình thường một chút. Chỉ có khoảng 1-5% giãn tĩnh mạch xuất hiện ở 3 tháng cuối của thai kỳ khi tử cung đủ to để chèn ép gây cản trở dòng máu chảy về của tĩnh mạch.
Ngoài ra, có khảo sát còn cho thấy dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch có thể là dấu hiệu đầu tiên của việc có bầu và dấu hiệu giãn tĩnh mạch chân có thể được phát hiện trước cả dấu hiệu trễ kinh. Điều này cho thấy chính sự thay đổi nội tiết tố, mà chủ yếu là sự gia tăng của chất Progesteron khi mang bầu đóng vai trò chính trong bệnh suy giãn tĩnh mạch và suy các van tĩnh mạch.
Để điều trị giãn tĩnh mạch chân ở bà bầu, theo bác sĩ Phương Mai: ảnh hưởng của việc mang thai đối với bệnh suy giãn tĩnh mạch là một tình trạng không thể can thiệp được. Việc có thể làm khi mang thai là nên mang vớ y khoa để làm giảm nhẹ các dấu hiệu của bệnh.
thông tin về tình trạng giãn tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai, BS Phương Mai - bệnh viện Trưng Vương (Tp. Hồ Chí Minh) cho biết, giãn tĩnh mạch chân thường được phát hiện ở lần mang thai đầu tiên và rất hiếm khi được tìm thấy trong giai đoạn trước khi dậy thì. Nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ có gần 10% phụ nữ bị suy giãn tĩnh mạch là chưa mang thai trước đó, số còn lại 90% xảy ra trên những phụ nữ đã từng có bầu.
Lý giải về tình trạng này, Bác sĩ Phương Mai cho biết, các khảo sát thường đặt ra 2 giả thuyết về sự liên quan giữa thai kỳ và bệnh suy giãn tĩnh mạch: Tĩnh mạch giãn ra là do tử cung to ra chèn ép các tĩnh mạch từ phía trên bụng gây cản trở dòng máu tĩnh mạch về tim, hoặc do sự thay đổi về nội tiết tố của người mẹ trong quá trình mang bầu.
Các khảo sát cho thấy có đến 70-80% số phụ nữ mang thai phát hiện tình trạng giãn tĩnh mạch chân trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, trong thời kỳ này tử cung chỉ hơi to so với bình thường một chút. Chỉ có khoảng 1-5% giãn tĩnh mạch xuất hiện ở 3 tháng cuối của thai kỳ khi tử cung đủ to để chèn ép gây cản trở dòng máu chảy về của tĩnh mạch.
Ngoài ra, có khảo sát còn cho thấy dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch có thể là dấu hiệu đầu tiên của việc có bầu và dấu hiệu giãn tĩnh mạch chân có thể được phát hiện trước cả dấu hiệu trễ kinh. Điều này cho thấy chính sự thay đổi nội tiết tố, mà chủ yếu là sự gia tăng của chất Progesteron khi mang bầu đóng vai trò chính trong bệnh suy giãn tĩnh mạch và suy các van tĩnh mạch.
Để điều trị giãn tĩnh mạch chân ở bà bầu, theo bác sĩ Phương Mai: ảnh hưởng của việc mang thai đối với bệnh suy giãn tĩnh mạch là một tình trạng không thể can thiệp được. Việc có thể làm khi mang thai là nên mang vớ y khoa để làm giảm nhẹ các dấu hiệu của bệnh.