tambinh

New member
User ID
113298
Tham gia
14 Tháng ba 2016
Bài viết
132
Điểm tương tác
0
Tuổi
37
Đồng
5
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng ghép tế bào gốc tách ra từ mỡ của chính người bệnh sau khi mổ là phương pháp điều trị mới, hiệu quả và an toàn. Do đó, giúp bệnh nhân có thể có cuộc sống sinh hoạt bình thường và giảm nguy cơ việc thay khớp gối nhân tạo.

Thoái hóa khớp gối là tổn thương của toàn bộ khớp, trong đó tổn thương sụn là chủ yếu. Thoái hoá khớp là bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ vận động của bệnh nhân, thường gặp nhất ở người cao tuổi. Tuổi càng cao thì tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp càng tăng. Ở nước ta, cứ khoảng 100 bệnh nhân đến khám và điều trị thì có 10 người đến vì bệnh thoái hóa khớp trong đó thoái hóa khớp gối là 2 người.

Biểu hiện thoái hóa khớp ra sao

Theo nguyên nhân, có thể phân biệt hai loại thoái hóa khớp: nguyên phát và thứ phát. Trong đó, thoái hóa khớp nguyên phát là do sự lão hóa, bệnh thường xuất hiện muộn, bệnh nhân lớn hơn 60 tuổi, xảy ra ở nhiều vị trí, tiến triển chậm và tăng dần theo tuổi. Còn thoái hóa khớp thứ phát thường do chấn thương khớp gây ra, ngoài ra còn do biến dạng khớp bẩm sinh và béo phì, bệnh gặp ở người dưới 40 tuổi, có ở một vị trí nặng và phát triển nhanh.

Đau khớp gối là dấu hiệu than phiền chủ yếu của bệnh nhân, đặc biệt khi đi đứng và khi ngồi xổm đứng dậy, khi ngồi nghỉ thì ít đau hơn. Có những bệnh nhân không đau mà chỉ có sưng. Sưng gây cảm giác căng tức, khó chịu, đôi khi gây hạn chế tầm vận động của khớp gối, thường là động tác gấp gối. Bệnh tiến triển dần làm gối bị co rút dần theo kiểu gối gấp nếu bệnh kéo dài. Người bệnh không thể duỗi thẳng gối được.

Chữa bệnh như thế nào?

Phương pháp chữa bệnh tùy thuộc vào độ nặng của bệnh. Độ 1 nhẹ nhất, bệnh nhân chưa đau nhiều thì dùng thuốc uống.

Bệnh nhân thoái hóa mức độ 4 thì khớp gối đã bị biến dạng, phải mổ thay khớp thì mới có thể cải thiện các triệu chứng đau và ảnh hưởng tới sinh hoạt, nhưng khớp gối nhân tạo chỉ có tuổi thọ là 15-20 năm, tỉ lệ biến chứng cao, chi phí lớn nên không phải bệnh nhân nào cũng có khả năng chấp nhận phẫu thuật. Vì thế, nhiều người đành chịu tàn phế hoặc sống chung với thuốc. Trong khi bệnh nhân thoái hóa khớp ngày càng trẻ (do béo phì, tai nạn thể thao, sinh hoạt hằng ngày), nhiều khi phải mổ thay khớp lần 2.

Thoái hóa khớp gối độ 2 và 3 chiếm phần lớn số lượng người bệnh tới khám. Giai đoạn này bệnh nhân đã đau nhiều, ảnh hưởng tới sinh hoạt, đây là giai đoạn bệnh nhân cần được chăm sóc tích cực để làm chậm thời gian tiến tới kết cục phải thay khớp gối.

Nguyên nhân chính của bệnh là tổn thương lớp sụn khớp, các phương pháp điều trị trước đây chỉ giúp làm giảm triệu chứng, nhưng không giúp phục hồi được lớp tế bào sụn khớp đã bị tổn thương. Hiện nay, tại các nước tiên tiến trên thế giới điều trị thoái hóa khớp gối bằng phẫu thuật nội soi khớp. Gần đây cấy ghép tế bào gốc (Người Lao Động số ra ngày 10/1/2013) sau khi phẫu thuật đã được áp dụng rộng rãi và đem lại nhiều kết quả tích cực.

Phẫu thuật nội soi : giúp lấy bỏ những tế bào hư trong khớp, đồng thời tạo vị trí cho những tế bào gốc cấy ghép có chỗ bám và phát triển thành tế bào sụn khớp mới. Chính lớp tế bào mới này giúp che phủ vùng sụn bị tổn thương, làm giảm các triệu chứng bệnh.

Tế bào gốc :Bệnh viện Vạn Hạnh đã sử dụng tế bào gốc từ mỡ của chính người bệnh điều trị thoái hóa khớp gối độ 2-3. Tế bào gốc từ mỡ là loại tế bào gốc rất thích hợp trong điều trị thoái hóa khớp do khả năng phát triển tự nhiên thành tế bào sụn khi được cấy vào dịch khớp, giúp phục hồi lớp tế bào sụn khớp của bệnh nhân.

Sưu tầm.
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom