Lưu Ý Quan Trọng Khi Chăm Sóc Bà Đẻ Sau Sinh

letrucphuonganh

New member
User ID
117047
Tham gia
27 Tháng tư 2016
Bài viết
46
Điểm tương tác
0
Tuổi
39
Đồng
0
Cơ thể mẹ bầu chứng kiến nhiều sự thay đổi ngay sau khi sinh nên cần chăm sóc đặc biệt.

Bạn trải qua quá trình mang bầu khỏe mạnh, vượt cạn suôn sẻ, nhưng lại không quan tâm tới chuyện chăm sóc sau sinh. Ngay sau khi lâm bồn, cơ thể trải qua sự thay đổi cực kỳ lớn. Do vậy, nhiều vấn đề có thể xảy ra nếu bạn không kiểm soát, được chăm sóc kỹ lưỡng.

Quá trình chăm sóc sau sinh thường được tính ngay khi em bé chào đời cho đến khoảng 8 tuần sau đó.

Ngay sau khi sinh

Tùy thuộc vào hình thức sinh thường hay mổ mà bạn sẽ trải qua quá trình phục hồi sau sinh như thế nào. Với trường hợp sinh thường, nếu không có vấn đề bất trắc nào, mẹ bầu sẽ ở lại bệnh viện một đêm. Đội ngũ bác sỹ sẽ kiểm tra thường xuyên về huyết áp, nhịp tim và hiện tượng xuất huyết.

Hiện tượng cần lưu ý nhất ngay sau khi sinh là theo dõi việc xuất hiện sản dịch, bao gồm cả máu, dịch nhầy và những lớp màng còn tồn đọng của tử cung. Trong trường hợp xấu nhất, thai phụ phải phẫu thuật để lấy hết phần sót lại bên trong dạ con.

Có thể y tá sẽ ấn thường xuyên vào vùng bụng để kiểm tra xem tử cung đã trở nên cứng và co ngắn lại chưa. Cho con bú ngay sau khi sinh sẽ thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn. Nếu bạn dùng thủ thuật gây tê ngoài màng cứng, sau sinh thuốc vẫn còn hiệu nghiệm nên sẽ chưa cảm thấy đau.

Bạn cần chú ý việc xuất huyết kèm theo hiện tượng sốt cao, sản dịch có mùi lạ, cần báo với cán bộ y tế để được điều trị thêm.

luu-y-quan-trong-cham-soc-ba-me-sau-sinh-sausinh2-1462257560-width500height333.jpg

Do trong suốt quá trình mang thai, lâm bồn, bàng quang bị chèn ép nhiều, nên bạn cần thời gian để có thể tiểu tiện lại được bình thường. Dùng nước tinh khiết “mồi” qua âm đạo để quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, cần lưu ý nếu xảy ra hiện tượng tiểu quá buốt, thì nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu khá cao, nên bạn hãy bàn bạc với bác sỹ về hiện tượng đó.

Tầng sinh môn thường bị rạch trong quá trình sinh thường. Do vậy, vết khâu sẽ khiến bạn đau nhức, đến mức không thể ngồi hay đi lại. Lúc này, có thể dùng phương pháp chườm đá để giảm đau tức thì.

Đối với trường hợp sinh mổ, bạn sẽ phải ở lại bệnh viện khoảng 2 tới 3 ngày để theo dõi vết mổ. Có thể bạn sẽ cảm thấy khó đứng vững, rất đau khi ngồi và chăm sóc con, nhưng hãy cố vượt qua. Nếu cần thiết, nên nhờ sợ giúp đỡ từ người thân để hỗ trợ những việc cơ bản.

Dù đau đớn, nhưng mẹ bầu vẫn phải chú ý vệ sinh vết mổ để tránh nhiễm trùng. Có thể bạn không thể ăn gì sau ca mổ khoảng 8 tiếng, mà chủ yếu uống nước. Cũng giống như các sản phụ sinh thường, bạn sẽ được kiểm tra huyết áp, nhịp tim thường xuyên.

Chăm sóc tại nhà

Sau khi trở về từ bệnh viện, bạn vẫn trải qua những thay đổi lớn trong cơ thể, dẫn tới cảm giác mệt mỏi. Hãy cố gắng ngủ khi con ngủ, đảm bảo ăn uống đầy đủ. Chú ý uống nhiều nước, giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn, sản xuất nhiều sữa hơn.

Sau 24 giờ, bạn có thể tắm qua nước ấm, nhưng rất nhanh, đặc biệt quan trọng việc vệ sinh âm đạo. Nếu thấy còn quá đau, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ để được chỉ định thuốc hỗ trợ.

Thông thường, các bà mẹ mới sinh sẽ tiếp tục xuất huyết trong suốt 8 tuần. Đó gọi là sản dịch. Thậm chí, bạn sẽ chứng kiến tình trạng nước tiểu rò rỉ khi ho, hắt xì hay cười lớn vì bàng quang và đường dẫn nước tiểu bị tổn thương trong quá trình vượt cạn. Bài tập kegel sẽ giúp cơ thể lấy lại kiểm soát nhanh chóng hơn.

Hoạt động tiêu hóa sẽ gặp vài rắc rối trong những ngày đầu sau sinh. Do vậy, bạn cần cẩn trọng khi lựa chọn đồ ăn, cầm mềm và dễ tiêu hóa. Ngoài ra, hiện tượng rụng tóc, sắc tố da thay đổi cũng diễn ra phổ biến. Đây là quá trình hoàn toàn bình thường vì những thay đổi về hormone.

Cho con bú có thể là một thử thách thực sự với các bà mẹ mới sinh, nhưng lại là trải nghiệm đáng nhớ. Cần chú ý sử dụng các loại thực phẩm lợi sữa, cho con bú đều đặn và cố gắng vượt qua cảm giác đau, rát nhũ hoa trong những ngày đầu vì bé quá phàm ăn.
 

taimaylanhtrieuan

New member
User ID
109031
Tham gia
4 Tháng một 2016
Bài viết
8
Điểm tương tác
0
Tuổi
34
Đồng
0
Ui, đọc xong sao thấy cực nhọc quá vậy nhỉ, Mình cũng còn 2 tháng nữa là lâm bồn rồi. Mong là sẽ bình an ! ;):) Cám ơn thông tin hữu ích ạ !
 

nhoxquy03

Member
User ID
75924
Tham gia
30 Tháng mười hai 2014
Bài viết
350
Điểm tương tác
6
Đồng
0
Sau sinh mà không chú ý thì rất dễ dẫn đến hậu sản hay những cách chăm sóc kiêng cữ không thể chủ quan được đâu ạ!
 

Nguyen_Hong_0884

New member
User ID
142802
Tham gia
13 Tháng tám 2017
Bài viết
21
Điểm tương tác
0
Tuổi
34
Đồng
0
ôi cảm ơn những thông tin hữu ích này nhé. Mình đã mang thai được hơn 6 tháng rồi, cơ thể mình hơi yếu còn bị nghén nữa nên mình cũng hơi lo...Mong là mọi chuyện đều ổn
 

trangmaittb

New member
User ID
141580
Tham gia
21 Tháng bảy 2017
Bài viết
7
Điểm tương tác
0
Tuổi
30
Đồng
0
Sau thời kỳ ốm nghén mẹ nó qua thử bệnh Viện Phúc Lâm - Hưng Yên họ có nhiều phương pháp hay lắm.
 

Nguyên Thanh 86

New member
User ID
157769
Tham gia
18 Tháng tám 2018
Bài viết
58
Điểm tương tác
0
Tuổi
41
Đồng
0
Các mẹ nên nhớ cho con ti sữa non trong 24 tiếng sau sinh nhé
 

thaoLT02

New member
User ID
158020
Tham gia
27 Tháng tám 2018
Bài viết
47
Điểm tương tác
0
Tuổi
40
Đồng
0
Hiện tượng cần lưu ý nhất ngay sau khi sinh là theo dõi việc xuất hiện sản dịch, bao gồm cả máu, dịch nhầy và những lớp màng còn tồn đọng của tử cung. Trong trường hợp xấu nhất, thai phụ phải phẫu thuật để lấy hết phần sót lại bên trong dạ con.
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom