Vào thời gian này, hầu hết các em học sinh ở TP.HCM đã hoàn thành xong chương trình học của mình và đang bước vào giai đoạn “nghỉ xả hơi” sau một năm học đầy vất vả với những áp lực học hành, kiểm tra, thi cử. Đó là khoảng thời gian các em học sinh được tạm cất đi những quyển sách giáo khoa để vui chơi giải trí, nhưng đây cũng là một nỗi lo lớn đối với phụ huynh học sinh khi không biết cho con mình đi đâu, làm gì để có một mùa hè bổ ích.
Một số phụ huynh do quá bận bịu, hoặc do quá kỳ vọng vào con, đã ép con vào một lịch học sát sao, tước đi quyền được nghỉ hè của trẻ. Một lần đến thăm nhà người quen ở quận 4, TPHCM, tôi không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy lịch học dày đặc của một đứa cháu mới bước vào lớp 6; Sáng học 5 buổi với gia sư dạy Toán, Ngữ Văn, Anh Văn, chiều học Âm nhạc ở nhà giáo viên , Tối đi học Ngoại ngữ ở Trung tâm, cuối tuần học 2 buổi Mỹ thuật ở nhà văn hóa thiếu nhi. Khi được hỏi tại sao lại cho bé học nhiều như thế thì mẹ bé trả lời: “Năm nay bé lên lớp 6, vì là lớp đầu cấp 2 nên chương trình hoàn toàn mới, cách dạy học ở trường cũng khác hẳn so với năm lớp 5, gia đình phần vì sợ bé theo không kịp bạn bè, phần vì lo kì nghỉ hè kéo dài đến tận tháng 8, các thành viên đều bận bịu với công việc nên không có ai ở nhà để trông bé. Không xếp kín lịch thì bé lại lười biếng, rồi chơi game, ảnh hưởng đến sức khỏe và quên hết cả bài vở!”
Chúng ta, những người làm cha làm mẹ cứ lấy lý do công việc bận rộn mà quên đi tuổi thơ của trẻ, bỏ qua những tâm tư, nguyện vọng chúng và cứ để cho những mùa hè của chúng cứ thế qua đi một cách lãng phí, không có ký ức, không có kỷ niệm? Từ những suy nghĩ có phần e dè của mình mà phụ huynh đã vô tình “cướp đoạt” mùa hè mơ ước của những đứa trẻ.
Nghỉ hè là cơ hội tốt để giáo dục cho trẻ những kĩ năng sống cần thiết để trẻ không chỉ có kiến thức mà còn phát triển được toàn diện nhân cách. Chúng ta cần dành thời gian cho các em nhiều hơn, đây là lúc bố mẹ gần gũi, rèn luyện kỹ năng sống cho con cái từ cách giao tiếp, ứng xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình và mở rộng ra với hàng xóm, láng giềng; tự làm những công việc nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày như gấp chăn, màn, giặt giũ quần áo, dọn dẹp trang trí nhà cửa, bếp núc, nấu ăn… Thêm vào đó, là tạo điều kiện cho các em về quê thăm hỏi họ hàng, tìm hiểu cội nguồn, tổ tiên cũng như công việc đồng áng, cuộc sống thôn quê. Những gia đình có điều kiện cũng nên tổ chức đi du lịch, vừa gắn kết tình cảm các thành viên trong gia đình, cũng là dịp để các em mở rộng tầm mắt quan sát thiên nhiên và thực tế cuộc sống. Việc làm quen với kiến thức mới là cần thiết nhưng hãy sắp xếp nó vào khoảng thời gian gần năm học sau khi đã có thời gian nghỉ ngơi, tâm lý thoải mái nhất để đón nhận nó.
Tuổi thơ trôi đi rồi sẽ không bao giờ quay lại nữa, quý phụ huynh hãy nhìn nhận đúng hơn về vai trò của mùa hè đối với trẻ, hãy để trẻ thật sự có những phút giây trải nghiệm đầy ý nghĩa với mùa hè của mình, để các em không chỉ có hiểu biết thực tế mà còn có một hành trang đẹp, một tuổi thơ bổ ích chắp cách cho giấc mơ tương lai.
Một số phụ huynh do quá bận bịu, hoặc do quá kỳ vọng vào con, đã ép con vào một lịch học sát sao, tước đi quyền được nghỉ hè của trẻ. Một lần đến thăm nhà người quen ở quận 4, TPHCM, tôi không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy lịch học dày đặc của một đứa cháu mới bước vào lớp 6; Sáng học 5 buổi với gia sư dạy Toán, Ngữ Văn, Anh Văn, chiều học Âm nhạc ở nhà giáo viên , Tối đi học Ngoại ngữ ở Trung tâm, cuối tuần học 2 buổi Mỹ thuật ở nhà văn hóa thiếu nhi. Khi được hỏi tại sao lại cho bé học nhiều như thế thì mẹ bé trả lời: “Năm nay bé lên lớp 6, vì là lớp đầu cấp 2 nên chương trình hoàn toàn mới, cách dạy học ở trường cũng khác hẳn so với năm lớp 5, gia đình phần vì sợ bé theo không kịp bạn bè, phần vì lo kì nghỉ hè kéo dài đến tận tháng 8, các thành viên đều bận bịu với công việc nên không có ai ở nhà để trông bé. Không xếp kín lịch thì bé lại lười biếng, rồi chơi game, ảnh hưởng đến sức khỏe và quên hết cả bài vở!”
Chúng ta, những người làm cha làm mẹ cứ lấy lý do công việc bận rộn mà quên đi tuổi thơ của trẻ, bỏ qua những tâm tư, nguyện vọng chúng và cứ để cho những mùa hè của chúng cứ thế qua đi một cách lãng phí, không có ký ức, không có kỷ niệm? Từ những suy nghĩ có phần e dè của mình mà phụ huynh đã vô tình “cướp đoạt” mùa hè mơ ước của những đứa trẻ.
Nghỉ hè là cơ hội tốt để giáo dục cho trẻ những kĩ năng sống cần thiết để trẻ không chỉ có kiến thức mà còn phát triển được toàn diện nhân cách. Chúng ta cần dành thời gian cho các em nhiều hơn, đây là lúc bố mẹ gần gũi, rèn luyện kỹ năng sống cho con cái từ cách giao tiếp, ứng xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình và mở rộng ra với hàng xóm, láng giềng; tự làm những công việc nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày như gấp chăn, màn, giặt giũ quần áo, dọn dẹp trang trí nhà cửa, bếp núc, nấu ăn… Thêm vào đó, là tạo điều kiện cho các em về quê thăm hỏi họ hàng, tìm hiểu cội nguồn, tổ tiên cũng như công việc đồng áng, cuộc sống thôn quê. Những gia đình có điều kiện cũng nên tổ chức đi du lịch, vừa gắn kết tình cảm các thành viên trong gia đình, cũng là dịp để các em mở rộng tầm mắt quan sát thiên nhiên và thực tế cuộc sống. Việc làm quen với kiến thức mới là cần thiết nhưng hãy sắp xếp nó vào khoảng thời gian gần năm học sau khi đã có thời gian nghỉ ngơi, tâm lý thoải mái nhất để đón nhận nó.
Tuổi thơ trôi đi rồi sẽ không bao giờ quay lại nữa, quý phụ huynh hãy nhìn nhận đúng hơn về vai trò của mùa hè đối với trẻ, hãy để trẻ thật sự có những phút giây trải nghiệm đầy ý nghĩa với mùa hè của mình, để các em không chỉ có hiểu biết thực tế mà còn có một hành trang đẹp, một tuổi thơ bổ ích chắp cách cho giấc mơ tương lai.