➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
- Trong khi Tùng Dương tự nhận mình không phải là người nhiều chiêu trò nên từ chối làm giám khảo The Voice, thì anh lại nhận công việc này. Xét về độ hút khách thị trường, anh dường như không mạnh bằng ba người ngồi ghế nóng còn lại, mà The Voice không chỉ là cuộc thi của các thí sinh mà còn của cả giám khảo. Điều gì khiến anh nhập cuộc?
- Tôi không để ý chuyện của Tùng Dương và nhà tổ chức nên tôi không định bình luận gì. Điều cốt lõi mà chúng ta thường quan tâm ở các cuộc thi đó là độ uy tín, giá trị chuyên môn của những người cầm cân nảy mực. Nhà tổ chức cần tôi giữ nguyên giá trị bản thân đã gây dựng với âm nhạc mà chẳng phải đánh đổi cái gì. Và cơ hội được làm việc với một chương trình văn minh có format hàng đầu thế giới bây giờ là đó. Tôi không tìm thấy lý do thuyết phục để từ chối.
[TD="class: Image"]Bộ tứ quyền lực của The Voice: (từ trái sang) Đàm Vĩnh Hưng, Thu Minh, Hồ Ngọc Hà, Trần Lập.
- Vậy sức hút của cát-xê, việc được hâm nóng tên tuổi trong một chương trình "hot" có ý nghĩa gì với anh?
- Ý nghĩa của nó chỉ là: ‘Tôi đang làm việc’. Thế thôi.
Ai chẳng muốn mình nổi tiếng và nhiều tiền bạc. Thế nhưng, dù chưa quá thành đạt, như thế cũng là đã đủ với tôi. Tôi cần sống bình yên hơn là hâm nóng với ủ lạnh cái gì đó. Bạn có thể tin hoặc không tin cũng tuỳ vào mức độ trải nghiệm với cuộc sống nhưng tới lúc nào đó bạn sẽ nghiệm ra cả thôi. Bạn quan sát đi, tôi cũng chẳng phải là trường hợp cá biệt không màng đến danh tiếng đâu.
- Trong những tập đã phát sóng, người ta thấy anh khá kiệm lời, chỉ nói “Mời bạn về đội Trần Lập” mà không có nhiều chiêu “mời mọc” thí sinh nên để mất một số người có tiềm năng. Đây là cách của anh hay còn vì lý do nào khác?
- Tôi tới đây không phải để chứng tỏ tôi là người… hoạt ngôn mà để làm huấn luyện viên. “Mời bạn về đội Trần Lập” là câu định vị có ý đồ ghi nhớ rõ ràng và không lẫn lộn. Với format phiên bản The Voice of America bạn rất dễ nhìn thấy poster chiêu dụ thí sinh của các HLV có dòng chữ “Join to Adam’s TEAM” hay “Join to XTina’s TEAM”… Tất nhiên nếu tán khéo, huấn luyện viên có thể làm lung lạc mục tiêu ban đầu của thí sinh nhưng tôi thì khác. Bản chất của tôi là dứt khoát và không lằng nhằng. Khi tôi biết thừa rằng, nếu ai đó không có ý định nghe tôi nói về chuyên môn mà chỉ quan tâm đến thứ khác, đó không phải người tôi kiếm tìm nữa. Họ đã không thuộc về mình từ trong ý tưởng mục tiêu rồi.
- Cách anh nhấn nút của Hà Hồ - Thu Minh bắt họ xoay ghế quay lại, tận mắt chứng kiến màn trình diễn của thí sinh khiếm thị khiến nhiều người bàn tán. Anh giải thích gì cho hành động này?
- Đúng là có một bộ phận khán giả đã ngạc nhiên vì hành động bấm chuông hộ của tôi, chẳng qua họ chưa xem bản gốc và các phiên bản trên khắp thế giới của The Voice . Bây giờ internet như một kho tàng mà ai cũng có thể tra cứu. Tôi thấy phần đông khán giả ủng hộ hành động bấm nút mang tính "cưỡng bức" đó vì thấy ý nghĩa đằng sau. Thế nhưng, dường như mọi người vẫn chưa biết đó là điều được chấp nhận và không vi phạm gì về luật chơi cũng như vấn đề văn hoá ứng xử.
[TD="class: Image"]Vì thí sinh khiếm thị Hà Văn Đông, Trần Lập đã "ép" Hà Hồ, Thu Minh phải xoay ghế.
- The Voice cũng là cuộc thi gây nhiều tranh cãi, trong đó có ý kiến cho rằng, chương trình thiếu thuyết phục vì lộ ý đồ dàn dựng. Đứng ở góc độ cá nhân, anh nghĩ sao về điều này?
- Khán giả có quyền tranh cãi, có quyền cảm nhận nó theo cách của họ. Tôi tôn trọng họ nên với góc độ cá nhân, tôi luôn luôn phấn đấu để làm tốt công việc của mình. Vấn đề chương trình, bạn hãy tìm hiểu ở nhà sản xuất có lẽ phù hợp hơn và có câu trả lời thuyết phục hơn.
- Trong format gốc, các giám khảo rất quyết liệt, sẵn sàng to tiếng để tranh giành hay bảo vệ thí sinh còn ở The Voice Việt, cảm giác bốn giám khảo quá nhường nhịn, giữ lễ với nhau. Cách cư xử này do sự khác biệt văn hóa hay do các nghệ sĩ muốn bảo vệ hình ảnh của mình khi xuất hiện trên truyền hình?
- Văn hoá Tây phương khác biệt với văn hoá Việt Nam. Bây giờ khán giả có chấp nhận huấn luyện viên The Voice của Việt Nam lên truyền hình văng tục và ăn nói bỗ bã đúng kiểu huấn luyện viên The Voice của Mỹ được không? Trong khuôn khổ này, ta làm được đến đó là vui vẻ rồi.
- Ngay từ đầu cuộc thi, anh đã âm thầm, kín kẽ hơn ba vị giám khảo còn lại. Phải chăng anh đang cất giữ một bất ngờ, chờ thời cơ bùng nổ?
- Đó là bản chất tự nhiên của tôi thôi. Sự bất ngờ và bùng nổ thuộc về các thí sinh! Chà….các bạn nhớ nhé, đừng quên các thí sinh của chúng tôi là vế đặc biệt của vấn đề.
[TD="class: Image"]Trong bốn huấn luyện viên, Trần Lập là nhân tố ẩn chứa nhiều bất ngờ.
- Từ những tài năng được phát hiện ở The Voice, sau khi kết thúc cuộc thi, anh nghĩ sao về việc “tuyển quân” mới cho Bức Tường?
- Chắc bạn quên xưa nay tôi không có bao giờ tiết lộ về thì tương lai. Còn chuyện tuyển quân mới cho Bức Tường hả? Để vào thay tôi hát ấy hả? Cứ như bạn đang "trù ẻo" tôi vậy (cười lớn).
- Quãng thời gian dài ở Sài Gòn tham gia The Voice, anh gặp khó khăn thế nào trong việc sắp xếp công việc của mình ở Hà Nội?
- Cũng khá khó khăn vì phải tập trung cho The Voice thì những việc khác sẽ có ảnh hưởng. Ngay từ khi nhận tham gia chương trình, tôi cũng chủ động sắp xếp các công việc khác vào những thời điểm khác nhau để khỏi trùng lặp. Thế nhưng đôi khi vì sự thúc bách của các diễn biến mới mà phải xử lý đã khó, nhận việc mới còn khó hơn.
May mà tôi có những người bạn giỏi và có gia đình ủng hộ cho nên cũng thấy yên tâm nhiều.
- Trước đó, người ta từng thấy anh đi cùng một cô gái xinh đẹp ở Bước nhảy Hoàn vũ. Một số người rỉ tai nhau rằng, Trần Lập đã chia tay vợ và đang hạnh phúc với tình mới. Thực hư ra sao?
- Ha ha. Những tin đồn luôn chỉ làm vui lòng những người thích… đồn mà thôi.
Trần Lập sinh năm 1974, học Thanh nhạc tại trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội từ 1993 đến 1997, tốt nghiệp khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2001. Anh là tác giả của hơn 50 ca khúc và là thành viên trụ cột của band nhạc rock Bức Tường.
Trần Lập còn tham gia vào nhiều hoạt động như: Làm MC cho gameshow Vượt qua thử thách , làm Đại sứ thiện chí, cố vấn kỹ thuật và bình luận trực tiếp Liên hoan các ban nhạc VN - Super Band 2007, Rock your passion 2007, tổng đạo diễn, biên tập và trình diễn tour xuyên Việt Rock Storm…
Ngọc Trần thực hiện
Ảnh: Lý Võ Phú Hưng
- Tôi không để ý chuyện của Tùng Dương và nhà tổ chức nên tôi không định bình luận gì. Điều cốt lõi mà chúng ta thường quan tâm ở các cuộc thi đó là độ uy tín, giá trị chuyên môn của những người cầm cân nảy mực. Nhà tổ chức cần tôi giữ nguyên giá trị bản thân đã gây dựng với âm nhạc mà chẳng phải đánh đổi cái gì. Và cơ hội được làm việc với một chương trình văn minh có format hàng đầu thế giới bây giờ là đó. Tôi không tìm thấy lý do thuyết phục để từ chối.
[TD="class: Image"]Bộ tứ quyền lực của The Voice: (từ trái sang) Đàm Vĩnh Hưng, Thu Minh, Hồ Ngọc Hà, Trần Lập.
- Vậy sức hút của cát-xê, việc được hâm nóng tên tuổi trong một chương trình "hot" có ý nghĩa gì với anh?
- Ý nghĩa của nó chỉ là: ‘Tôi đang làm việc’. Thế thôi.
Ai chẳng muốn mình nổi tiếng và nhiều tiền bạc. Thế nhưng, dù chưa quá thành đạt, như thế cũng là đã đủ với tôi. Tôi cần sống bình yên hơn là hâm nóng với ủ lạnh cái gì đó. Bạn có thể tin hoặc không tin cũng tuỳ vào mức độ trải nghiệm với cuộc sống nhưng tới lúc nào đó bạn sẽ nghiệm ra cả thôi. Bạn quan sát đi, tôi cũng chẳng phải là trường hợp cá biệt không màng đến danh tiếng đâu.
- Trong những tập đã phát sóng, người ta thấy anh khá kiệm lời, chỉ nói “Mời bạn về đội Trần Lập” mà không có nhiều chiêu “mời mọc” thí sinh nên để mất một số người có tiềm năng. Đây là cách của anh hay còn vì lý do nào khác?
- Tôi tới đây không phải để chứng tỏ tôi là người… hoạt ngôn mà để làm huấn luyện viên. “Mời bạn về đội Trần Lập” là câu định vị có ý đồ ghi nhớ rõ ràng và không lẫn lộn. Với format phiên bản The Voice of America bạn rất dễ nhìn thấy poster chiêu dụ thí sinh của các HLV có dòng chữ “Join to Adam’s TEAM” hay “Join to XTina’s TEAM”… Tất nhiên nếu tán khéo, huấn luyện viên có thể làm lung lạc mục tiêu ban đầu của thí sinh nhưng tôi thì khác. Bản chất của tôi là dứt khoát và không lằng nhằng. Khi tôi biết thừa rằng, nếu ai đó không có ý định nghe tôi nói về chuyên môn mà chỉ quan tâm đến thứ khác, đó không phải người tôi kiếm tìm nữa. Họ đã không thuộc về mình từ trong ý tưởng mục tiêu rồi.
- Cách anh nhấn nút của Hà Hồ - Thu Minh bắt họ xoay ghế quay lại, tận mắt chứng kiến màn trình diễn của thí sinh khiếm thị khiến nhiều người bàn tán. Anh giải thích gì cho hành động này?
- Đúng là có một bộ phận khán giả đã ngạc nhiên vì hành động bấm chuông hộ của tôi, chẳng qua họ chưa xem bản gốc và các phiên bản trên khắp thế giới của The Voice . Bây giờ internet như một kho tàng mà ai cũng có thể tra cứu. Tôi thấy phần đông khán giả ủng hộ hành động bấm nút mang tính "cưỡng bức" đó vì thấy ý nghĩa đằng sau. Thế nhưng, dường như mọi người vẫn chưa biết đó là điều được chấp nhận và không vi phạm gì về luật chơi cũng như vấn đề văn hoá ứng xử.
[TD="class: Image"]Vì thí sinh khiếm thị Hà Văn Đông, Trần Lập đã "ép" Hà Hồ, Thu Minh phải xoay ghế.
- The Voice cũng là cuộc thi gây nhiều tranh cãi, trong đó có ý kiến cho rằng, chương trình thiếu thuyết phục vì lộ ý đồ dàn dựng. Đứng ở góc độ cá nhân, anh nghĩ sao về điều này?
- Khán giả có quyền tranh cãi, có quyền cảm nhận nó theo cách của họ. Tôi tôn trọng họ nên với góc độ cá nhân, tôi luôn luôn phấn đấu để làm tốt công việc của mình. Vấn đề chương trình, bạn hãy tìm hiểu ở nhà sản xuất có lẽ phù hợp hơn và có câu trả lời thuyết phục hơn.
- Trong format gốc, các giám khảo rất quyết liệt, sẵn sàng to tiếng để tranh giành hay bảo vệ thí sinh còn ở The Voice Việt, cảm giác bốn giám khảo quá nhường nhịn, giữ lễ với nhau. Cách cư xử này do sự khác biệt văn hóa hay do các nghệ sĩ muốn bảo vệ hình ảnh của mình khi xuất hiện trên truyền hình?
- Văn hoá Tây phương khác biệt với văn hoá Việt Nam. Bây giờ khán giả có chấp nhận huấn luyện viên The Voice của Việt Nam lên truyền hình văng tục và ăn nói bỗ bã đúng kiểu huấn luyện viên The Voice của Mỹ được không? Trong khuôn khổ này, ta làm được đến đó là vui vẻ rồi.
- Ngay từ đầu cuộc thi, anh đã âm thầm, kín kẽ hơn ba vị giám khảo còn lại. Phải chăng anh đang cất giữ một bất ngờ, chờ thời cơ bùng nổ?
- Đó là bản chất tự nhiên của tôi thôi. Sự bất ngờ và bùng nổ thuộc về các thí sinh! Chà….các bạn nhớ nhé, đừng quên các thí sinh của chúng tôi là vế đặc biệt của vấn đề.
[TD="class: Image"]Trong bốn huấn luyện viên, Trần Lập là nhân tố ẩn chứa nhiều bất ngờ.
- Từ những tài năng được phát hiện ở The Voice, sau khi kết thúc cuộc thi, anh nghĩ sao về việc “tuyển quân” mới cho Bức Tường?
- Chắc bạn quên xưa nay tôi không có bao giờ tiết lộ về thì tương lai. Còn chuyện tuyển quân mới cho Bức Tường hả? Để vào thay tôi hát ấy hả? Cứ như bạn đang "trù ẻo" tôi vậy (cười lớn).
- Quãng thời gian dài ở Sài Gòn tham gia The Voice, anh gặp khó khăn thế nào trong việc sắp xếp công việc của mình ở Hà Nội?
- Cũng khá khó khăn vì phải tập trung cho The Voice thì những việc khác sẽ có ảnh hưởng. Ngay từ khi nhận tham gia chương trình, tôi cũng chủ động sắp xếp các công việc khác vào những thời điểm khác nhau để khỏi trùng lặp. Thế nhưng đôi khi vì sự thúc bách của các diễn biến mới mà phải xử lý đã khó, nhận việc mới còn khó hơn.
May mà tôi có những người bạn giỏi và có gia đình ủng hộ cho nên cũng thấy yên tâm nhiều.
- Trước đó, người ta từng thấy anh đi cùng một cô gái xinh đẹp ở Bước nhảy Hoàn vũ. Một số người rỉ tai nhau rằng, Trần Lập đã chia tay vợ và đang hạnh phúc với tình mới. Thực hư ra sao?
- Ha ha. Những tin đồn luôn chỉ làm vui lòng những người thích… đồn mà thôi.
Trần Lập sinh năm 1974, học Thanh nhạc tại trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội từ 1993 đến 1997, tốt nghiệp khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2001. Anh là tác giả của hơn 50 ca khúc và là thành viên trụ cột của band nhạc rock Bức Tường.
Trần Lập còn tham gia vào nhiều hoạt động như: Làm MC cho gameshow Vượt qua thử thách , làm Đại sứ thiện chí, cố vấn kỹ thuật và bình luận trực tiếp Liên hoan các ban nhạc VN - Super Band 2007, Rock your passion 2007, tổng đạo diễn, biên tập và trình diễn tour xuyên Việt Rock Storm…
Ngọc Trần thực hiện
Ảnh: Lý Võ Phú Hưng