Những Điều Cần Biết Về Thoái Hóa Khớp

tambinh

New member
User ID
113298
Tham gia
14 Tháng ba 2016
Bài viết
132
Điểm tương tác
0
Tuổi
37
Đồng
5
Bệnh khớp có nhiều loại khác nhau, dân gian thường gọi chung là “thấp khớp”, trong đó không thể không nói đến thoái hóa khớp. Đây là một bệnh thường gặp ở người có tuổi và cao tuổi. Người ta ước tính, ở Việt Nam số người bị đau xương khớp (chủ yếu là thoái hóa) chiếm tới 20% dân số.

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp, còn gọi là hư khớp, là những bệnh của các khớp với tổn thương cơ bản là tình trạng thoái hóa của sụn khớp và đĩa đệm (nếu ở cột sống) cùng với những thay đổi ở phần xương dưới sụn khớp và màng hoạt dịch, biểu hiện trên lâm sàng bằng các triệu chứng như đau nhức, hạn chế vận động như thoái hóa khớp gối, biến dạng khớp...

Nguyên nhân của bệnh ra sao?

Trước hết, đó là do sự lão hóa, theo quy luật chung của sinh vật dần theo năm tháng các tế bào sụn sẽ già đi, khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen và mucopolysacarid sẽ giảm sút và rối loạn khiến chất lượng của sụn kém dần, tính chất đàn hồi và chịu lực giảm đi.

Thứ hai, là yếu tố cơ giới có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình thoái hóa tăng nhanh. Yếu tố này thể hiện bằng sự tăng bất thường lực nén trên một đơn vị diện tích của mặt khớp và đĩa đệm, hay còn gọi là hiện tượng quá tải. Yếu tố này gồm có: các dị dạng bẩm sinh làm thay đổi diện tỳ nén ; các biến dạng sau chấn thương, viêm, u, loạn sản...làm thay đổi hình thái và tương quan của khớp và cột sống, sự tăng trọng quá tải do thừa cân và béo phì, tính chất nghề nghiệp, do thói quen...

Cuối cùng là do các yếu tố khác như di truyền, mãn kinh, đái đường, loãng xương do nội tiết, mắc bệnh thống phong, bệnh da xạm nâu...do chuyển hóa.

Triệu chứng chung của bệnh như thế nào?

Về lâm sàng, có các biểu hiện như:

+ (1) Đau kiểu “cơ giới” tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi với tính chất âm ỉ, đau nhiều về chiều, diễn biến thành từng đợt và không kèm theo các biểu hiện như viêm, sưng to, nóng đỏ, sốt...

+ (2) Hạn chế vận động và biến dạng các khớp và cột sống.

+ (3) Teo cơ, có tiếng lạo sạo khi vận động, tràn dịch khớp.

Về cận lâm sàng: X quang có dấu hiệu hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, mọc gai xương...; dịch khớp có màu vàng chanh, độ nhớt bình thường, có bạch cầu đa nhân trung tính; nội soi khớp có biểu hiện tổn thương thoái hóa sạn khớp; sinh thiết màng hoạt dịch thấy có các biểu hiện thương tổn đặc trưng...

Ngoài ra, tùy theo vị trí thoái hóa ở khớp nào lại có những triệu chứng riêng biệt của nó, ví như thoái hóa cột sống cổ có thể có hội chứng đau thần kinh cổ cánh tay, hội chứng giao cảm cổ, hội chứng chèn ép tủy cổ, nhức đầu, chóng mặt...

Những biện pháp trị liệu thoái hóa khớp gồm những gì?

Cần xác định là không có biện pháp nào điều trị khỏi quá trình thoái hóa. Nguyên tắc chung là phải trị liệu toàn diện và lâu dài. Tùy theo giai đoạn, tính chất và mức độ của bệnh mà lựa chọn các biện pháp cho phù hợp.

Về nội khoa, nên dùng các thuốc giảm đau không có steroid, không dùng steriod toàn thân (uống). Có thể tiêm hydrocortison acetat vào khớp nhưng phải có chỉ định cụ thể và không tiêm nhiều lần. Trọng dụng các thuốc tăng cường dinh dưỡng sụn và nâng cao thể trạng. Kết hợp sử dụng lý liệu pháp như tập luyện, chiếu tia hồng ngoại, bó parafin, tắm ngâm nước khoáng, nước nóng, sử dụng các dụng cụ chỉnh hình...

Về ngoại khoa, có thể chỉnh lại các dị dạng bằng cách đục và khoét xương, điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cắt vòng cung sau hay lấy phần thoát vị, làm cứng dính khớp ở tư thế cơ năng, ghép khớp nhân tạo, thay chỏm xương...

Về y học cổ truyền, cần phối hợp hai nhóm biện pháp: không dùng thuốc và dùng thuốc. Không dùng thuốc gồm: vệ sinh lao động và vệ sinh tinh thần, lựa chọn tập luyện các phương pháp khí công dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền, đạt ma cân kinh, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, sử dụng các món ăn - bài thuốc, các thực phẩm chức năng có nguồn gốc dược liệu...

Dùng thuốc: có thể theo quan điểm biện chứng luận trị hoặc biện bệnh luận trị, sử dụng các bài thuốc dân gian, kết hợp thuốc uống, thuốc xông, thuốc xoa...Hiện nay, xu hướng sử dụng các đông dược thành phẩm có nguồn gốc từ các bài thuốc cổ hay gia truyền được sản xuất bằng công nghệ hiện đại dưới dạng viên nang, viên nén, trà tan, cao thuốc...đang được tin dùng.

chuabenhkhop.vn
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom