Đất nước đang ngày càng phát triển, kinh tế vững mạnh là những tiền đề cho việc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, xu thế đô thị hóa ngày càng gia tăng. Không còn những ngôi nhà cấp 4, ngôi nhà 5 gian, 3 gian, mà thay vào đó là những tòa nhà cao tầng, những khu đô thị, khu chung cư. Đây dần dần trở thành lối kiến trúc nhà ở ngày càng xuất hiện nhiều ở các thành phố lớn cũng như nông thôn. Nhưng điều này lại là một trở ngại rất lớn đối với những bệnh nhân thoái hóa khớp gối.
Khớp gối là một khớp lớn, chịu lực gần như toàn bộ cơ thể, là khớp vận động nhiều, nằm ở nông nên rất dễ bị chấn thương và bệnh thoái hóa khớp.
Người bị bệnh thoái hoá khớp gối thường có cảm giác đau vùng khớp gối, lúc đầu đau nhẹ nhàng, đau chủ yếu về đêm.
Đôi khi cảm giác cứng khớp gối, nhất là sáng sớm lúc vừa ngủ dậy, sau một lúc đi lại nghỉ ngơi thấy đỡ đau hơn, thấy dễ chịu hơn.
Đau quanh khớp gối, đôi khi chỉ một vài điểm, đau tăng hơn khi đi lên cầu thang hoặc khi ngồi xổm xuống.
Có khi khớp gối bị sưng lên, chứa nhiều dịch bên trong mà nhiều người gọi là tràn dịch khớp.
Những trường hợp nặng khớp gối bị biến dạng vẹo vào trong.
Vậy tại sao người bị bệnh thoái hóa khớp gối không nên leo cầu thang?
Khớp gối khi bị tổn thương, lớp sụn khớp bị phá hủy trở nên nham nhở mất tính trơn láng nên khi cử động các sụn khớp này trượt trên nhau với hệ số ma sát lớn và gây đau nhức. Thay đổi xương: Sụn bị hủy hoại, xương không được che chở đã tổn thương vì các đòi hỏi về cơ học, xương dưới sụn phản ứng bằng cách tăng sinh xương, tái tạo bất thường để bù trừ mất sụn, mở rộng điểm tựa, thành lập gai xương (osteophytose), xương đặc lại, tăng độ cứng, phản ứng viêm của bao hoạt dịch là những nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng của bệnh nhân
Khi bệnh nhân bước chân lên cầu thang thì toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn xuống khớp gối bên chân đó. Trên nền bệnh nhân khớp gối đã bị tổn thương do thoái hóa thì việc tăng trọng lượng mà khớp gối phải chịu đựng sẽ càng làm tăng tình trạng tổn thương khớp gối hơn. Khi đó diện khớp đã thay đổi, các gai xương chồi xương hình thành, độ ma sát của sụn khớp lớn, khớp bị biến dạng. Việc này cứ lặp đi lặp lại tạo nên vòng xoắn bệnh lý và thậm chí khớp gối tổn thương không hồi phục.
Như vậy với người bị thoái hóa khớp gối thì việc giảm cân, thay đổi lối sống như tránh ngồi xổm, tránh ngồi xếp bằng, hạn chế leo cầu thang hay leo dốc, hạn chế khiêng vác nặng là chuyện cần làm suốt đời.
Khớp gối là một khớp lớn, chịu lực gần như toàn bộ cơ thể, là khớp vận động nhiều, nằm ở nông nên rất dễ bị chấn thương và bệnh thoái hóa khớp.
Người bị bệnh thoái hoá khớp gối thường có cảm giác đau vùng khớp gối, lúc đầu đau nhẹ nhàng, đau chủ yếu về đêm.
Đôi khi cảm giác cứng khớp gối, nhất là sáng sớm lúc vừa ngủ dậy, sau một lúc đi lại nghỉ ngơi thấy đỡ đau hơn, thấy dễ chịu hơn.
Đau quanh khớp gối, đôi khi chỉ một vài điểm, đau tăng hơn khi đi lên cầu thang hoặc khi ngồi xổm xuống.
Có khi khớp gối bị sưng lên, chứa nhiều dịch bên trong mà nhiều người gọi là tràn dịch khớp.
Những trường hợp nặng khớp gối bị biến dạng vẹo vào trong.
Vậy tại sao người bị bệnh thoái hóa khớp gối không nên leo cầu thang?
Khớp gối khi bị tổn thương, lớp sụn khớp bị phá hủy trở nên nham nhở mất tính trơn láng nên khi cử động các sụn khớp này trượt trên nhau với hệ số ma sát lớn và gây đau nhức. Thay đổi xương: Sụn bị hủy hoại, xương không được che chở đã tổn thương vì các đòi hỏi về cơ học, xương dưới sụn phản ứng bằng cách tăng sinh xương, tái tạo bất thường để bù trừ mất sụn, mở rộng điểm tựa, thành lập gai xương (osteophytose), xương đặc lại, tăng độ cứng, phản ứng viêm của bao hoạt dịch là những nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng của bệnh nhân
Khi bệnh nhân bước chân lên cầu thang thì toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn xuống khớp gối bên chân đó. Trên nền bệnh nhân khớp gối đã bị tổn thương do thoái hóa thì việc tăng trọng lượng mà khớp gối phải chịu đựng sẽ càng làm tăng tình trạng tổn thương khớp gối hơn. Khi đó diện khớp đã thay đổi, các gai xương chồi xương hình thành, độ ma sát của sụn khớp lớn, khớp bị biến dạng. Việc này cứ lặp đi lặp lại tạo nên vòng xoắn bệnh lý và thậm chí khớp gối tổn thương không hồi phục.
Như vậy với người bị thoái hóa khớp gối thì việc giảm cân, thay đổi lối sống như tránh ngồi xổm, tránh ngồi xếp bằng, hạn chế leo cầu thang hay leo dốc, hạn chế khiêng vác nặng là chuyện cần làm suốt đời.
chuabenhkhop.vn