Phòng ngừa loãng xương cần thực hiện trong suốt cả cuộc đời, bắt đầu từ khi còn nhỏ, trước tuổi dậy thì. Đa phần trường hợp gãy xương bệnh lý là do tình trạng loãng xương gây ra. Chính vì thế các chuyên gia về xương khớp khuyến cáo: "Phòng ngừa loãng xương là cách tốt nhất để không bị gãy xương".
Việc phòng ngừa loãng xương cần thực hiện trong suốt cả cuộc đời, phải bắt đầu từ khi còn nhỏ, trước giai đoạn dậy thì. Đặc biệt lứa tuổi lên 10 ở nữ và 13 với nam là thời kỳ xương phát triển với tốc độ nhanh nhất, nếu muốn khối lượng xương đỉnh đạt mức tối đa thì phải tác động vào giai đoạn này. Khi khối lượng xương đỉnh tăng 10% sẽ giảm được 50% nguy cơ gãy xương do loãng xương trong suốt cuộc đời.
Khối lượng xương đỉnh phụ thuộc vào yếu tố cá thể bao gồm vấn đề di truyền, chuyển hóa và nội tiết. Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng cung cấp lượng canxi và protein hàng ngày để có thể có đủ nguyên vật liệu cho quá trình tạo xương. Đặc biệt, vận động thể lực sẽ giúp tăng quá trình tạo xương.
Một số quan niệm dân gian sai lầm cần phải thay đổi. Chẳng hạn như một số người cho rằng ăn nhiều thực phẩm chứa canxi sẽ làm tăng gai cột sống, vôi hóa cột sống, sỏi thận, sỏi mật… Đó là quan niệm sai lầm vì các loại sỏi chẳng liên quan gì đến chất canxi chúng ta uống vào, còn gai cột sống hay vôi hóa cột sống vẫn hình thành dù có uống canxi hay không. Trong cơ thể con người, 99% canxi tập trung ở xương, chỉ 1% trong máu và các tổ chức. Nếu chế độ ăn không cung cấp đủ chất này, nồng độ canxi trong máu sẽ hạ xuống, buộc cơ thể phải huy động canxi từ xương ra để phục vụ cho hoạt động của các tổ chức, lâu ngày sẽ dẫn đến loãng xương
Canxi và vitamin D là hai thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo xương. Mỗi ngày một người trưởng thành cần tối thiểu 1.000 mg canxi và 800 đến 1.000 đơn vị vitamin D mới giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi từ thức ăn. Việc bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D tuy không giúp ngăn chặn hoàn toàn quá trình mất xương của cơ thể, song nó đảm bảo cung cấp đầy đủ những vật liệu mà cơ thể cần để tạo xương mới. Một số loại thức ăn giàu canxi bao gồm pho mát, kem, các loại rau xanh, sữa ít béo, cá hồi, cá mòi, đậu phụ, sữa chua…
Vận động và tập thể dục cũng là biện pháp tối ưu để phòng ngừa loãng xương, thậm chí còn quan trọng hơn việc bổ sung canxi qua đường ăn uống. Tùy theo sức khỏe và tuổi tác mà tăng hay giảm cường độ, thời lượng luyện tập cho phù hợp. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên có tác dụng kích thích quá trình tạo xương, giảm nguy cơ gãy xương ở bệnh nhân loãng xương, phòng ngừa loãng xương ở người chưa mắc bệnh. Các môn luyện tập được khuyến khích như:
- Luyện tập có chịu sức nặng của cơ thể gồm đi bộ, chạy bộ, tennis, golf, cầu lông, khiêu vũ…
- Luyện tập có sức kháng trở gồn tập tạ, tập với máy.
- Luyện tập thăng bằng gồm thái cực quyền, yoga.
- Đạp xe đạp tại chỗ.
chuabenhkhop.vn
Việc phòng ngừa loãng xương cần thực hiện trong suốt cả cuộc đời, phải bắt đầu từ khi còn nhỏ, trước giai đoạn dậy thì. Đặc biệt lứa tuổi lên 10 ở nữ và 13 với nam là thời kỳ xương phát triển với tốc độ nhanh nhất, nếu muốn khối lượng xương đỉnh đạt mức tối đa thì phải tác động vào giai đoạn này. Khi khối lượng xương đỉnh tăng 10% sẽ giảm được 50% nguy cơ gãy xương do loãng xương trong suốt cuộc đời.
Khối lượng xương đỉnh phụ thuộc vào yếu tố cá thể bao gồm vấn đề di truyền, chuyển hóa và nội tiết. Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng cung cấp lượng canxi và protein hàng ngày để có thể có đủ nguyên vật liệu cho quá trình tạo xương. Đặc biệt, vận động thể lực sẽ giúp tăng quá trình tạo xương.
Một số quan niệm dân gian sai lầm cần phải thay đổi. Chẳng hạn như một số người cho rằng ăn nhiều thực phẩm chứa canxi sẽ làm tăng gai cột sống, vôi hóa cột sống, sỏi thận, sỏi mật… Đó là quan niệm sai lầm vì các loại sỏi chẳng liên quan gì đến chất canxi chúng ta uống vào, còn gai cột sống hay vôi hóa cột sống vẫn hình thành dù có uống canxi hay không. Trong cơ thể con người, 99% canxi tập trung ở xương, chỉ 1% trong máu và các tổ chức. Nếu chế độ ăn không cung cấp đủ chất này, nồng độ canxi trong máu sẽ hạ xuống, buộc cơ thể phải huy động canxi từ xương ra để phục vụ cho hoạt động của các tổ chức, lâu ngày sẽ dẫn đến loãng xương
Canxi và vitamin D là hai thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo xương. Mỗi ngày một người trưởng thành cần tối thiểu 1.000 mg canxi và 800 đến 1.000 đơn vị vitamin D mới giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi từ thức ăn. Việc bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D tuy không giúp ngăn chặn hoàn toàn quá trình mất xương của cơ thể, song nó đảm bảo cung cấp đầy đủ những vật liệu mà cơ thể cần để tạo xương mới. Một số loại thức ăn giàu canxi bao gồm pho mát, kem, các loại rau xanh, sữa ít béo, cá hồi, cá mòi, đậu phụ, sữa chua…
Vận động và tập thể dục cũng là biện pháp tối ưu để phòng ngừa loãng xương, thậm chí còn quan trọng hơn việc bổ sung canxi qua đường ăn uống. Tùy theo sức khỏe và tuổi tác mà tăng hay giảm cường độ, thời lượng luyện tập cho phù hợp. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên có tác dụng kích thích quá trình tạo xương, giảm nguy cơ gãy xương ở bệnh nhân loãng xương, phòng ngừa loãng xương ở người chưa mắc bệnh. Các môn luyện tập được khuyến khích như:
- Luyện tập có chịu sức nặng của cơ thể gồm đi bộ, chạy bộ, tennis, golf, cầu lông, khiêu vũ…
- Luyện tập có sức kháng trở gồn tập tạ, tập với máy.
- Luyện tập thăng bằng gồm thái cực quyền, yoga.
- Đạp xe đạp tại chỗ.
chuabenhkhop.vn