Loãng xương hay còn gọi là bệnh thưa xương, xốp xương, là một bệnh lý về xương khớp khá phổ biến, gặp ngày càng nhiều ở các nước đang phát triển hiện nay. Bệnh có liên quan nhiều đến vấn đề tuổi tác, công việc, chế độ ăn uống nghỉ ngơi. Bệnh tiến triển âm thầm, ít có các triệu chứng điển hình, chỉ khi có các biến chứng nặng về xương khớp bệnh nhân mới đi khám và phát hiện bệnh ở giai đoạn rất muộn.
Thông thường đây là một bệnh lý của tuổi già, tuy nhiên ngày nay độ tuổi mắc căn bệnh này ngày càng sớm, thậm chí bệnh có thể gặp ở những người phụ nữ 40-45 tuổi. Những người lao động vất vả, thường xuyên mang vác nặng, chế độ ăn thiếu Canxi là những đối tượng dễ mắc bệnh loãng xương hơn. Bệnh gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
Cơ thể con người từ khi sinh ra đến khi trưởng thành và về già luôn luôn diễn ra hai quá trình là tạo xương và hủy xương. Ở người trẻ tuổi thì quá trình tạo xương phát triển mạnh hơn nên các xương dài ra, cơ thể cao lớn hơn, tuổi dậy thì tốc độ phát triển của xương đạt lớn nhất. Khi về già cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống, trải qua thời gian dài làm việc trong độ tuổi lao động, không được bổ sung Canxi sớm cho quá trình tạo xương. Đồng thời quá trình hủy xương diễn ra nhanh và mạnh dẫn đến tỷ trọng các chất khoáng của xương giảm sút làm cho xương giòn, yếu , giảm sức chịu lực và dễ gẫy.
Như vậy hiểu một cách đơn giản bệnh loãng xương chính là hậu quả của sự mất cân bằng giữa hai quá trình tạo xương và hủy xương (trong đó quá trình hủy xương diễn ra nhiều hơn). Sự mất cân bằng này do nhiều nguyên nhân gây ra.
Định nghĩa bệnh loãng xương theo WHO
- Định nghĩa của WHO 1993 (World Health Organization 1993): loãng xương là một bệnh lý của xương, được đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương kèm theo hư biến cấu trúc của xương, dẫn đến tăng tính dễ gãy của xương, tức là có nguy cơ gãy xương. Do vậy, cần đo mật độ xương (BMD) để đánh giá nguy cơ gãy xương.
Mật độ xương (BMD) theo chỉ số T (T-score) của một cá thể là chỉ số BMD của cá thể đó so với BMD của nhóm người trẻ tuổi (thường là nhóm khỏe mạnh, có khối lượng xương đỉnh, cùng chủng tộc) làm chứng.
+ T-score > -1: Bình thường
+ -2,5 < T-score < -1: Giảm mật độ xương
+ T-score < -2,5: Loãng xương
+ T-score < -2,5, kèm gẫy xương tự nhiên: Loãng xương nặng
Để đánh giá độ loãng xương, người ta dựa vào nhiều phương pháp đo mật độ xương như siêu âm định lượng, đo hấp thụ tia photon đơn và kép, đo hấp thụ tia X năng lượng kép… Trong đó, đo mật độ xương bằng phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép là một phương pháp tiên tiến, đơn giản và có giá trị chẩn đoán cao, được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
Như vậy để phát hiện bệnh sớm, ngăn chặn các biến chứng và dự phòng bệnh loãng xương người bệnh nên đến các trung tâm y tế để kiểm tra và theo dõi cũng như có chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp nhất.
chuabenhkhop.vn
Thông thường đây là một bệnh lý của tuổi già, tuy nhiên ngày nay độ tuổi mắc căn bệnh này ngày càng sớm, thậm chí bệnh có thể gặp ở những người phụ nữ 40-45 tuổi. Những người lao động vất vả, thường xuyên mang vác nặng, chế độ ăn thiếu Canxi là những đối tượng dễ mắc bệnh loãng xương hơn. Bệnh gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
Cơ thể con người từ khi sinh ra đến khi trưởng thành và về già luôn luôn diễn ra hai quá trình là tạo xương và hủy xương. Ở người trẻ tuổi thì quá trình tạo xương phát triển mạnh hơn nên các xương dài ra, cơ thể cao lớn hơn, tuổi dậy thì tốc độ phát triển của xương đạt lớn nhất. Khi về già cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống, trải qua thời gian dài làm việc trong độ tuổi lao động, không được bổ sung Canxi sớm cho quá trình tạo xương. Đồng thời quá trình hủy xương diễn ra nhanh và mạnh dẫn đến tỷ trọng các chất khoáng của xương giảm sút làm cho xương giòn, yếu , giảm sức chịu lực và dễ gẫy.
Như vậy hiểu một cách đơn giản bệnh loãng xương chính là hậu quả của sự mất cân bằng giữa hai quá trình tạo xương và hủy xương (trong đó quá trình hủy xương diễn ra nhiều hơn). Sự mất cân bằng này do nhiều nguyên nhân gây ra.
Định nghĩa bệnh loãng xương theo WHO
- Định nghĩa của WHO 1993 (World Health Organization 1993): loãng xương là một bệnh lý của xương, được đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương kèm theo hư biến cấu trúc của xương, dẫn đến tăng tính dễ gãy của xương, tức là có nguy cơ gãy xương. Do vậy, cần đo mật độ xương (BMD) để đánh giá nguy cơ gãy xương.
Mật độ xương (BMD) theo chỉ số T (T-score) của một cá thể là chỉ số BMD của cá thể đó so với BMD của nhóm người trẻ tuổi (thường là nhóm khỏe mạnh, có khối lượng xương đỉnh, cùng chủng tộc) làm chứng.
+ T-score > -1: Bình thường
+ -2,5 < T-score < -1: Giảm mật độ xương
+ T-score < -2,5: Loãng xương
+ T-score < -2,5, kèm gẫy xương tự nhiên: Loãng xương nặng
Để đánh giá độ loãng xương, người ta dựa vào nhiều phương pháp đo mật độ xương như siêu âm định lượng, đo hấp thụ tia photon đơn và kép, đo hấp thụ tia X năng lượng kép… Trong đó, đo mật độ xương bằng phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép là một phương pháp tiên tiến, đơn giản và có giá trị chẩn đoán cao, được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
Như vậy để phát hiện bệnh sớm, ngăn chặn các biến chứng và dự phòng bệnh loãng xương người bệnh nên đến các trung tâm y tế để kiểm tra và theo dõi cũng như có chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp nhất.
chuabenhkhop.vn