Loãng xương là bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Bệnh thường được lộ ra từ một ca chấn thương nhiều khi rất nhẹ ở hệ xương khiến người bệnh phải chữa trị vài ngày hoặc có khi để lại di chứng suốt đời làm mất khả năng lao động, chất lượng cuộc sống bị giảm sút nghiêm trọng.
Những nguyên nhân gây loãng xương ở người cao tuổi:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến loãng xương như: Những người mắc các bệnh về nội tiết, dùng thuốc corticoid kéo dài, người bị bệnh thận nặng thải mất quá nhiều canxi…Trong đó loãng xương của tuổi mãn kinh và xốp xương ở người già chiếm tới 90%.
Ở người cao tuổi nguyên nhân chính gây loãng xương là do hấp thu canxi kém và quá trình hủy xương hoạt động mạnh hơn quá trình tạo xương.
Sự thiếu hụt estrogen ở phụ nữ sau mãn kinh cũng khiến sự hấp thu canxi vào xương bị suy giảm. Loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh là loãng xương tuýp I, loãng xương ở người cao tuổi là loãng xương tuýp II.
+ Đối với loãng xương tuýp I: Thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 năm sau mãn kinh gây ra hiện tượng gãy xương cột sống, đầu dưới xương chày, xương quay.
+ Đối với loãng xương tuýp II: Thường hay gặp ở nữ giới gấp đôi nam giới vì phụ nữ trải qua quá trinh sinh nở và thời kì mãn kinh. Biểu hiện thường gặp như: Gãy cổ xương đùi, gãy lún các đốt sống dẫn đến giảm chiều cao, bị còng.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị loãng xương như: Yếu tố di truyền, những người lười vận động, thể tạng gầy, thấp, người mất kinh sớm, người Châu Á và người da trắng.
Phương pháp phòng tránh loãng xương ở người cao tuổi:
Quá trình loãng xương là một quá trình tất yếu của cơ thể nhưng cần có những biện pháp phòng tránh tích cực để quá trình này diễn ra chậm hơn, giảm thiểu tối đa đau đớn cho người bệnh.
Chế độ ăn uống hợp lý: Một chế độ ăn uống cần cung cấp đủ năng lượng và protein như: Thịt, cá, trứng, sữa. Sử dụng những chế phẩm từ sữa có hàm lượng canxi cao và cơ thể dễ hấp thu như: Sữa chua, phomat. Bổ sung vitamin D từ ánh nắng mặt trời tự nhiên, lòng đỏ trứng, gan, cá biển giúp quá trình hấp thu canxi được dễ hơn.
Tập thể dục thể thao: Tập thể dục mỗi ngày giúp cơ bắp chắc khỏe và làm hạn chế quá trình mất xương và tăng quá trình tạo xương. Chú ý nên tập những động tác nhẹ nhàng, ở mức độ vừa phải như: Aerobic, dưỡng sinh, bơi lội, đi bộ chậm…
Tránh sử dụng các thuốc có chứa corticoide kéo dài, rượu, thuốc lá, café.
Hiểu rõ nguyên nhân và những biện pháp phòng tránh bệnh loãng xương ở người cao tuổi giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho chính người bệnh.
chuabenhkhop.vn
Những nguyên nhân gây loãng xương ở người cao tuổi:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến loãng xương như: Những người mắc các bệnh về nội tiết, dùng thuốc corticoid kéo dài, người bị bệnh thận nặng thải mất quá nhiều canxi…Trong đó loãng xương của tuổi mãn kinh và xốp xương ở người già chiếm tới 90%.
Ở người cao tuổi nguyên nhân chính gây loãng xương là do hấp thu canxi kém và quá trình hủy xương hoạt động mạnh hơn quá trình tạo xương.
Sự thiếu hụt estrogen ở phụ nữ sau mãn kinh cũng khiến sự hấp thu canxi vào xương bị suy giảm. Loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh là loãng xương tuýp I, loãng xương ở người cao tuổi là loãng xương tuýp II.
+ Đối với loãng xương tuýp I: Thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 năm sau mãn kinh gây ra hiện tượng gãy xương cột sống, đầu dưới xương chày, xương quay.
+ Đối với loãng xương tuýp II: Thường hay gặp ở nữ giới gấp đôi nam giới vì phụ nữ trải qua quá trinh sinh nở và thời kì mãn kinh. Biểu hiện thường gặp như: Gãy cổ xương đùi, gãy lún các đốt sống dẫn đến giảm chiều cao, bị còng.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị loãng xương như: Yếu tố di truyền, những người lười vận động, thể tạng gầy, thấp, người mất kinh sớm, người Châu Á và người da trắng.
Phương pháp phòng tránh loãng xương ở người cao tuổi:
Quá trình loãng xương là một quá trình tất yếu của cơ thể nhưng cần có những biện pháp phòng tránh tích cực để quá trình này diễn ra chậm hơn, giảm thiểu tối đa đau đớn cho người bệnh.
Chế độ ăn uống hợp lý: Một chế độ ăn uống cần cung cấp đủ năng lượng và protein như: Thịt, cá, trứng, sữa. Sử dụng những chế phẩm từ sữa có hàm lượng canxi cao và cơ thể dễ hấp thu như: Sữa chua, phomat. Bổ sung vitamin D từ ánh nắng mặt trời tự nhiên, lòng đỏ trứng, gan, cá biển giúp quá trình hấp thu canxi được dễ hơn.
Tập thể dục thể thao: Tập thể dục mỗi ngày giúp cơ bắp chắc khỏe và làm hạn chế quá trình mất xương và tăng quá trình tạo xương. Chú ý nên tập những động tác nhẹ nhàng, ở mức độ vừa phải như: Aerobic, dưỡng sinh, bơi lội, đi bộ chậm…
Tránh sử dụng các thuốc có chứa corticoide kéo dài, rượu, thuốc lá, café.
Hiểu rõ nguyên nhân và những biện pháp phòng tránh bệnh loãng xương ở người cao tuổi giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho chính người bệnh.
chuabenhkhop.vn