➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
nguyễn huy thạc
New member
Tai biến mạch máu não ở người cao tuổi
TS.Phạm Quang Lung
ĐẠI CƯƠNG
Hệ tuần hoàn não có nhiệm vụ mang oxy và các chất dinh dưỡng cho não và nhận lấy chất thải đưa đến các cơ quan bài tiết. Tuần hoàn não gồm các động mạch, tĩnh mạch và mao quản. Tổng chiều dài các huyết mạch của não tới trên 1.000km. Nhu cầu về oxy của các tế bào não rất lớn, gấp hàng chục lần so với tế bào tim, phổi, hệ cơ... Bở vậy, nếu hệ mạch não bị tổn thương thì sẽ ảnh hưởng rất nhanh đến não.
Tai biến mạch máu não có thể do tắc nghẽn mạch máu còn gọi nhồi máu não hay vỡ mạch não máu chảy vào tổ chức não hay còn gọi là xuất huyết não. Cả hai đều dẫn tới thiếu máu não cục bộ, làm phần não không được nuôi dưỡng bị hoại tử.
Tai biến mạch máu não tới nay còn có tỷ lệ tử vong cao (30-40%) và thường để lại nhiều di chứng về vận động (liệt nửa người), tri thức, nhìn, nói... phục hồi khó khăn, lâu dài.
YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Ngày nay nguyên nhân trực tiếp gây tai biến mạch máu não chưa thật rõ. Yếu tố nguy cơ thường dẫn đến tai biến mạch máu não:
-Bệnh tăng huyết áp.
-Xơ vữa động mạch.
-Bệnh tiểu đường, béo phì.
-Chấn thương tinh thần.
-Say rượu.
-Xơ vữa động mạch.
-Bệnh tiểu đường, béo phì.
-Chấn thương tinh thần.
-Say rượu.
Ngoài ra còn một số yếu tố thuận lợi khác như: biến dạng động mạch não (người trẻ), bệnh van tim, rối loạn đông máu. Người ta còn nêu khả năng di truyền.
TRIỆU CHỨNG
Tai biến mạch máu não có thể gây ra đột ngột vào ban ngày lẫn ban đêm hay do chấn động lớn về tâm lý có thể tử vong tại chỗ. Hoặc bệnh xảy ra sau một số triệu chứng báo trước như:
-Nhức đầu đột ngột kéo dài, thường hay đau nửa đầu.
-Cảm giác ruồi bay trước mắt.
-Chóng mặt, ù tai, choáng váng.
-Nói ngọng hoặc không nói được.
-Chân tay một bên cảm giác yếu.
-Thường bệnh xuất hiện đột ngột như đột nhiên mất ý thức hoặc hôn mê, khi tỉnh dậy liệt một tay, 1 chân, méo mặt, hoặc đang ăn, đang nói chuyện bị rơi bát đũa, ngã khụy xuống nên được gọi là đột quỵ não. Bệnh tiến triển nhanh đến tử vong hoặc ổn định dần để lại di chứng nhẹ hay nặng.
-Cảm giác ruồi bay trước mắt.
-Chóng mặt, ù tai, choáng váng.
-Nói ngọng hoặc không nói được.
-Chân tay một bên cảm giác yếu.
-Thường bệnh xuất hiện đột ngột như đột nhiên mất ý thức hoặc hôn mê, khi tỉnh dậy liệt một tay, 1 chân, méo mặt, hoặc đang ăn, đang nói chuyện bị rơi bát đũa, ngã khụy xuống nên được gọi là đột quỵ não. Bệnh tiến triển nhanh đến tử vong hoặc ổn định dần để lại di chứng nhẹ hay nặng.
ĐIỀU TRỊ
Tai biến mạch máu não thường là bệnh phải cấp cứu càng sớm càng tốt.
Việc điều trị bệnh liệt nửa người do tai biến mạch máu não hết sức phức tạp, phải điều trị toàn diện, điều trị sớm và liên tục. Thông thường việc điều trị được chia làm 2 giai đoạn:
1. Tại bệnh viện
Giai đoạn 1 (cấp cứu)
-Cấp cứu (hồi sức) đặc biệt về chức năng hô hấp, tim mạch, rối loạn điện... phù não cấp...
-Dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
-Chăm sóc khi còn hôn mê, chú ý đến mạch, huyết áp, nhịp thở, dinh dưỡng chống suy kiệt.
-Bệnh nhân nằm trên giường: đệm hơi, hoặc đệm có nước để chống loét điểm tỳ.
-Tư thế nằm chống mẫu co cứng bẹnh lý.
-Dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
-Chăm sóc khi còn hôn mê, chú ý đến mạch, huyết áp, nhịp thở, dinh dưỡng chống suy kiệt.
-Bệnh nhân nằm trên giường: đệm hơi, hoặc đệm có nước để chống loét điểm tỳ.
-Tư thế nằm chống mẫu co cứng bẹnh lý.
Nằm nghiêng bên liệt:
-Đầu có gối đỡ.
-Tay liệt: Khớp vai đưa ra phía trước tạo với thân người 1 gốc 90 độ, cẳng tay ngửa.
-Chân liệt khớp háng ruỗi, gấp gối 10 độ.
-Tay liệt: Khớp vai đưa ra phía trước tạo với thân người 1 gốc 90 độ, cẳng tay ngửa.
-Chân liệt khớp háng ruỗi, gấp gối 10 độ.
Nằm ngửa:
-Đầu có gối quay mặt sang bên liệt.
-Vai và hông bên liệt kê gối mỏng.
-Bàn chân bên liệt đặt vuông góc cẳng chân, không để bàn chân đổ.
-Tay lành tư thế thoải mái.
-Chân lành khớp háng duỗi, khớp gối gấp 15 độ.
-Thay đổi tư thế 2 giờ/lần.
-Giường nằm bên liệt quay ra ngoài, các đồ dùng đặt phía bên liệt.
-Vai và hông bên liệt kê gối mỏng.
-Bàn chân bên liệt đặt vuông góc cẳng chân, không để bàn chân đổ.
-Tay lành tư thế thoải mái.
-Chân lành khớp háng duỗi, khớp gối gấp 15 độ.
-Thay đổi tư thế 2 giờ/lần.
-Giường nằm bên liệt quay ra ngoài, các đồ dùng đặt phía bên liệt.
Các bài tập giai đoạn đầu khi còn hôn mê
-Nằm tư thế đúng.
-Tập thụ động tất cả các chi phòng ngừa loét, teo cơ, cứng khớp.
-Lăn nghiêng sang phía trái, phải tại giường, xoa bóp chống loét.
-Tập thụ động tất cả các chi phòng ngừa loét, teo cơ, cứng khớp.
-Lăn nghiêng sang phía trái, phải tại giường, xoa bóp chống loét.
Bài tập khi bệnh nhân tỉnh:
-Vận động có trợ giúp bên liệt. Nếu đi lại khó khăn người nhà có thể mua gậy chống bằng gỗ dành cho người già, giúp đi lại dễ dàng hơn.
-Chăm sóc tâm lý.
-Chuyển đổi tư thế: nằm, ngồi, đứng, dồn trọng lượng.
-Tập di chuyển.
-Tập tự phục vụ trong sinh hoạt.
-Chăm sóc tâm lý.
-Chuyển đổi tư thế: nằm, ngồi, đứng, dồn trọng lượng.
-Tập di chuyển.
-Tập tự phục vụ trong sinh hoạt.
2. Chăm sóc và phục hồi tại nhà: Thường phải kéo dài
Giai đoạn 2 (thường tại nhà)
-Tiếp tục phục hồi chức năng tâm lý.
-Chế độ dinh dưỡng, dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.
-Tiếp tục tập các bài tập nằm tại giường như giai đoạn 1, tùy theo tiến chuyển bệnh chuyển sang.
-Chế độ dinh dưỡng, dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.
-Tiếp tục tập các bài tập nằm tại giường như giai đoạn 1, tùy theo tiến chuyển bệnh chuyển sang.
Các bài tập ngồi có trợ giúp:
-Tập thăng bằng khi ngồi, khi đứng.
-Tập chuyển trọng lực.
-Các bài tập trong sinh hoạt như mặc áo, cởi áo, mặc quần, cởi quần.
-Các bài tập phục hồi tiếng nói.
-Các bài tập phục hồi tâm lý.
-Các bài tập nghề nghiệp hay hướng nghiệp mới.
-Tập sử dụng xe lăn (nếu có). Nếu đi lại được thì người nhà nên mua gậy chống bằng gỗ dành cho người già để có thể vận động đi lại, giúp lưu thông máu.
-Tập chuyển trọng lực.
-Các bài tập trong sinh hoạt như mặc áo, cởi áo, mặc quần, cởi quần.
-Các bài tập phục hồi tiếng nói.
-Các bài tập phục hồi tâm lý.
-Các bài tập nghề nghiệp hay hướng nghiệp mới.
-Tập sử dụng xe lăn (nếu có). Nếu đi lại được thì người nhà nên mua gậy chống bằng gỗ dành cho người già để có thể vận động đi lại, giúp lưu thông máu.
Tập đi và lên xuống cầu thang: Các bài tập này phải có sự hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa và kỹ thuật viên phục hồi chức năng. Kết hợp các bài tập thụ động, bài tập chủ động.
-Tập di chuyển khi có dụng cụ trợ giúp (gậy chống bằng gỗ dành cho người già).
-Giao tiếp.
-Tự phục vụ bản thân, lao động theo khả năng.
-Giao tiếp.
-Tự phục vụ bản thân, lao động theo khả năng.
Biến chứng thường gặp:
-Loét do đè ép, do tỳ đè nằm lâu.
-Viêm phối do ứ đọng.
-Co cứng các khớp, teo cơ do luyện tập không đều, không đúng phương pháp.
-Loãng xương.
-Suy dinh dưỡng hoặc béo bệu.
-Té ngã khi đi lại, khi tập luyện...
-Viêm phối do ứ đọng.
-Co cứng các khớp, teo cơ do luyện tập không đều, không đúng phương pháp.
-Loãng xương.
-Suy dinh dưỡng hoặc béo bệu.
-Té ngã khi đi lại, khi tập luyện...
PHÒNG BỆNH
Phát hiện và chữa sớm các nguy cơ:
-Bệnh huyết áp và xơ vữa động mạch.
-Bệnh đái đường.
-Căng thẳng tâm lý.
-Nghiện, say rượu.
-Bệnh đái đường.
-Căng thẳng tâm lý.
-Nghiện, say rượu.