Gai cột sống là một bệnh mà trong đó có sự phát triển không mong muốn của xương hoặc các phần sụn đã bị thoái hoá. Bình thường thì gai ở trên cột sống nằm ở xung quanh khớp xương và trong đĩa liên sống.
Ngoài ra, gai cũng có thể xuất hiện ở khắp các bộ phận cơ thể, thí dụ như duới bàn chân và trên đầu gối là những nơi chịu nhiều sức nặng của cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới gai cột sống là do quá trình thoái hóa côt sống dẫn tới suy giảm sụn khớp, biến đổi thành phần cấu tạo xương và tăng khả năng vôi hóa cột sống. Cột sống là hệ thống các đốt xương xếp lên nhau, và cử động linh hoạt được nhờ các đĩa đệm đặt giữa các đốt xương. Lòng trong của các đĩa đệm là nhân nhày được bao bọc bởi các bao xơ dày và chắc. Thoái hóa cột sống tác động đến các đĩa đệm, tạo ra các thoát vị phình lồi, hay xẹp. Và các mỏm xương giống hình cái gai trồi ra quanh vùng đĩa đệm bị thoát vị. Các dây chằng giữa các đốt sống cũng bị chùng giãn và phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với sự chùng giãn này là làm dây chằng dầy lên để có sức đỡ cột sống. Quá trình thoái hóa lâu ngày sẽ làm sụn mất nước và bị can xi hóa, đồng thời can xi sẽ tụ ở dây chằng tạo ra các gai hay chồi xương. Vôi hóa cột sống cũng là một tên gọi của hiện tượng gai cột sống.
Ngoài ra gai còn là kết quả của phản ứng tự nhiên của xương tự điều chỉnh trong quá trình tu bổ sau các chấn thương hay sức ép, hoặc do viêm xương khớp.
(JoyFM - Kênh phát thanh chuyên biệt về sức khỏe)
Ngoài ra, gai cũng có thể xuất hiện ở khắp các bộ phận cơ thể, thí dụ như duới bàn chân và trên đầu gối là những nơi chịu nhiều sức nặng của cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới gai cột sống là do quá trình thoái hóa côt sống dẫn tới suy giảm sụn khớp, biến đổi thành phần cấu tạo xương và tăng khả năng vôi hóa cột sống. Cột sống là hệ thống các đốt xương xếp lên nhau, và cử động linh hoạt được nhờ các đĩa đệm đặt giữa các đốt xương. Lòng trong của các đĩa đệm là nhân nhày được bao bọc bởi các bao xơ dày và chắc. Thoái hóa cột sống tác động đến các đĩa đệm, tạo ra các thoát vị phình lồi, hay xẹp. Và các mỏm xương giống hình cái gai trồi ra quanh vùng đĩa đệm bị thoát vị. Các dây chằng giữa các đốt sống cũng bị chùng giãn và phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với sự chùng giãn này là làm dây chằng dầy lên để có sức đỡ cột sống. Quá trình thoái hóa lâu ngày sẽ làm sụn mất nước và bị can xi hóa, đồng thời can xi sẽ tụ ở dây chằng tạo ra các gai hay chồi xương. Vôi hóa cột sống cũng là một tên gọi của hiện tượng gai cột sống.
Ngoài ra gai còn là kết quả của phản ứng tự nhiên của xương tự điều chỉnh trong quá trình tu bổ sau các chấn thương hay sức ép, hoặc do viêm xương khớp.
(JoyFM - Kênh phát thanh chuyên biệt về sức khỏe)