Trên Thế giới cứ 30 giây có một người bị gãy xương do loãng xương. Người ta dự đoán rằng đến năm 2050, các nước châu Á trong đó có nước ta sẽ có 50% các trường hợp tàn phế hoặc bị đe dọa đến tính mạng do gãy xương khớp háng vì loãng xương. Chính vì mức độ nguy hiểm của bệnh loãng xương như vậy nên việc phòng ngừa là rất quan trọng.
Triệu chứng và biến chứng của loãng xương:
Trong các giai đoạn đầu của bệnh loãng xương, người bệnh hầu như không có triệu chứng gì đặc biệt ngoài những dấu hiệu mệt mỏi, ăn uống kém, nhức xương không thường xuyên. Càng về sau sự thiếu hụt chất canxi càng ngày càng gia tăng làm cho xương xuống cấp nghiêm trọng dẫn đến tình trạng xương bị xốp, khi đó, các triệu chứng đau nhức xương rõ rệt hơn. Hậu quả xấu có thể dẫn đến rạn xương, nứt vỡ hoặc gãy xương.
Khi bị loãng xương, những xương nào thường hay phải chịu lực tác động nhiều nhất thì sẽ để lại hậu quả xấu hơn cả. Vì vậy, gãy cổ xương đùi, gãy cổ tay, gãy khớp háng chiếm tỷ lệ cao nhất trong bệnh lý loãng xương.
Phòng bệnh loãng xương:
- Những người cao tuổi nên đi khám bệnh về xương khớp ở các cơ sở y tế định kỳ 1 năm 2 lần. Việc phát hiện sớm và điều trị ngay từ đầu là việc làm rất có ý nghĩa để phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương. Ngoài ra, những người đã đến tuổi trưởng thành bị kém phát triển chiều cao, cân nặng dưới 40 kg hoặc giảm trọng lượng nhanh, cơ bắp yếu, người nghiện rượu, thuốc lá… cũng nên kiểm tra mật độ của xương.
- Nên duy trì cân nặng ở mức vừa phải.
- Cần ăn uống đủ chất, cung cấp đầy đủ canxi và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: tôm, cua, ốc, uống sữa và các chế phẩm của sữa có chứa nhiều thành phần canxi. Nên ăn thêm trái cây, rau, giá đỗ (chứa nhiều estrogen) vì giúp làm thay đổi sự chuyển hóa của xương, giảm tốc độ mất xương, tăng khoáng chất cho xương.
- Nên tránh rượu, bia, thuốc lá, café.
- Tham gia hoạt động ngoài trời để tăng tổng hợp vitamin D: Nguồn vitamin D có nhiều nhất từ ánh nắng mặt trời, việc tắm nắng vào lúc sáng sớm sẽ rất tốt giúp xương chắc khỏe.
- Với những người bị loãng xương thì việc tập thể dục cũng rất cần thiết, tuy nhiên chỉ nên tập những bài tập nhẹ nhàng, đều đặn như đi bộ, tập hít thở, tập vận động các khớp xương.
- Khi bị loãng xương phải hết sức cẩn thận khi làm các động tác mạnh, đi lại cũng phải hết sức thận trọng tránh ngã, vấp, khuỵu, gập chân, tay nhất là lên cầu thang vì rất dễ gây gãy xương đặc biệt là xương đùi.
chuabenhkhop.vn
Triệu chứng và biến chứng của loãng xương:
Trong các giai đoạn đầu của bệnh loãng xương, người bệnh hầu như không có triệu chứng gì đặc biệt ngoài những dấu hiệu mệt mỏi, ăn uống kém, nhức xương không thường xuyên. Càng về sau sự thiếu hụt chất canxi càng ngày càng gia tăng làm cho xương xuống cấp nghiêm trọng dẫn đến tình trạng xương bị xốp, khi đó, các triệu chứng đau nhức xương rõ rệt hơn. Hậu quả xấu có thể dẫn đến rạn xương, nứt vỡ hoặc gãy xương.
Khi bị loãng xương, những xương nào thường hay phải chịu lực tác động nhiều nhất thì sẽ để lại hậu quả xấu hơn cả. Vì vậy, gãy cổ xương đùi, gãy cổ tay, gãy khớp háng chiếm tỷ lệ cao nhất trong bệnh lý loãng xương.
Phòng bệnh loãng xương:
- Những người cao tuổi nên đi khám bệnh về xương khớp ở các cơ sở y tế định kỳ 1 năm 2 lần. Việc phát hiện sớm và điều trị ngay từ đầu là việc làm rất có ý nghĩa để phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương. Ngoài ra, những người đã đến tuổi trưởng thành bị kém phát triển chiều cao, cân nặng dưới 40 kg hoặc giảm trọng lượng nhanh, cơ bắp yếu, người nghiện rượu, thuốc lá… cũng nên kiểm tra mật độ của xương.
- Nên duy trì cân nặng ở mức vừa phải.
- Cần ăn uống đủ chất, cung cấp đầy đủ canxi và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: tôm, cua, ốc, uống sữa và các chế phẩm của sữa có chứa nhiều thành phần canxi. Nên ăn thêm trái cây, rau, giá đỗ (chứa nhiều estrogen) vì giúp làm thay đổi sự chuyển hóa của xương, giảm tốc độ mất xương, tăng khoáng chất cho xương.
- Nên tránh rượu, bia, thuốc lá, café.
- Tham gia hoạt động ngoài trời để tăng tổng hợp vitamin D: Nguồn vitamin D có nhiều nhất từ ánh nắng mặt trời, việc tắm nắng vào lúc sáng sớm sẽ rất tốt giúp xương chắc khỏe.
- Với những người bị loãng xương thì việc tập thể dục cũng rất cần thiết, tuy nhiên chỉ nên tập những bài tập nhẹ nhàng, đều đặn như đi bộ, tập hít thở, tập vận động các khớp xương.
- Khi bị loãng xương phải hết sức cẩn thận khi làm các động tác mạnh, đi lại cũng phải hết sức thận trọng tránh ngã, vấp, khuỵu, gập chân, tay nhất là lên cầu thang vì rất dễ gây gãy xương đặc biệt là xương đùi.
chuabenhkhop.vn